Hòa trong không khí vui tươi của những ngày đầu xuân mới, hưởng ứng Ngày thơ Việt Nam với chủ đề Mùa xuân - Tuổi trẻ - Tổ quốc, tối ngày 15/2/2014 ( tức ngày 16 tháng Giêng năm Giáp Ngọ), tại Trung tâm Văn hóa Thông tin huyện Quảng Điền, Phòng Văn hóa huyện đã tổ chức chương trình thơ nhạc đầy cảm xúc.
(SHO) - Đêm thơ đã có sự tham gia của đông đảo các nhà văn, nhà thơ đến từ Liên hiệp Các Hội VHNT tỉnh, Hội thơ Hương Giang, CLB Hương Thơ Xứ Huế, CLB thơ Hương Xuân, CLB thở Thuận Lộc, CLB thơ Bến Hẹn – Huế, CLB thơ Tam Giang. Tất cả tạo nên một không gian giao lưu, kết nối những tiếng vọng thơ nồng nàn trong đêm xuân rằm tháng Giêng...
Hàng chục năm qua, ngư dân ở thôn Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên - Huế) đã gắn bó với nghề “theo đuôi tôm, cá” trên phá Tam Giang. Nhờ cần mẫn mưu sinh và sự dám nghĩ, dám làm mà trong thôn xuất hiện nhiều “triệu phú” với thu nhập mỗi năm lên đến hàng trăm triệu đồng...
Nằm phía Đông Nam Kinh thành Huế, khu phố cổ Gia Hội là nơi tập trung nhiều địa điểm tâm linh độc đáo của Huế. Đến với nơi đây, du khách sẽ tìm lại được sự thanh thản, sự tĩnh lặng cần thiết để quên đi phần nào những xô bồ của cuộc sống hiện đại.
Nhân ngày thơ Việt Nam lần thứ XII, tối ngày 13/02 (14 tháng Giêng năm Giáp Ngọ), tại Nghinh Lương Đình (Huế) đã diễn ra chương trình Thơ Nguyên Tiêu với chủ đề Mùa xuân - Tuổi trẻ và Tổ quốc.
Ngày 9/2, chúng tôi gồm bốn người, đăng ký xe lên tham quan vườn tại Trung tâm Dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường thuộc Vườn quốc gia Bạch Mã (thị trấn Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế).
Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc (đại diện tại Thừa Thiên – Huế) cho biết, hoàng tử Vĩnh Diêu, vị hoàng tử cuối cùng của triều Nguyễn qua đời tại Houston, bang Texas, Mỹ lúc 12 giờ (giờ Việt Nam) ngày 12-2.
Tuy khá bận rộn, nhưng Giám đốc NHCSXH tỉnh Trương Công Lân vẫn dành thời gian Đoàn cán bộ truyền thông ở mãi tận Hà Nội, thực hiện một chuyến đi và viết về huyện A Lưới, miền đất biên giới bên dãy Trường Sơn hùng vĩ.
Có gần 300 người theo nghiệp dạy học, nên làng cổ Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, Thừa Thiên- Huế) còn được gọi là “làng gieo chữ”.
Đó là đồi Hà Khê nổi danh về phương diện phong thủy với thế đất rồng cuộn hổ ngồi (long bàn hổ cứ) từng chiếm vị trí đặc biệt tôn nghiêm trong tâm thức và ký ức của các vua chúa nhà Nguyễn…
Hiện tại trong 6 lăng vua Nguyễn ở Huế đang còn tồn tại 10 con ngựa đá rất đẹp ở sân chầu dẫn vào khu mộ với nhiệm vụ canh giữ “hồn” xưa của vua.
30 năm qua, anh lặng lẽ chăm chút ngựa như chăm chút con mình, cái nghiệp trông coi ngựa gắn người với ngựa cũng từ đó. Anh nói, cái nghề này, nếu không yêu nghề thì phải bỏ thôi, chứ công việc hoàn toàn khác hẳn, đòi hỏi phải tinh mắt, biết lắng nghe, siêng năng, cần cù…
Cổng Ngọ Môn Quan là cổng chính phía Nam của Hoàng thành Huế, đồng thời cũng là cổng chính và là bộ mặt của Đại Nội. Ý nghĩa của cổng Ngọ Môn là gì? Có phải là lối ngựa đi?
Quầy thư pháp Tràm hoa vàng của bà Trần Thị Cúc nằm trên đường Lê Lợi (TP Huế) đã trở thành địa chỉ quen thuộc của người dân và du khách yêu thư pháp. Họ đến để được nhìn ngắm nét bút tài hoa của người phụ nữ duy nhất ở mảnh đất cố đô theo nghiệp viết thư pháp.
Di tích Thanh Bình Từ Đường nằm sâu 50m trong kiệt 281, đường Chi Lăng (TP Huế). Sức hấp dẫn của ngôi từ đường được xếp vị trí loại 1 di tích văn hóa cấp quốc gia.
Sông Hương - quà tặng tuyệt diệu của tạo hóa cho Huế thiên hạ đã biết, nhưng từ khi những con đường ven sông và các cây cầu vươn nhịp nối đôi bờ ngày một nhiều hơn thì các khách sạn và nhiều công trình kiến trúc khác, thường trọng “mặt tiền” là con đường người xe tấp nập, “vô tư” quay lưng với dòng sông từng là nguồn cảm hứng bất tận cho thơ ca nhạc họa.
Nhân dịp mừng xuân, mừng Đảng, xin kể lại câu chuyện về một người đảng viên được dân lập miếu thờ và có một ngôi trường mang tên ông.
Hiện nay, nghệ thuật pháp lam- Huế còn nhiều kiệt tác chưa được khám phá. Ấn tượng về sự sáng tạo tinh xảo của người nghệ nhân đi trước là động lực để người đương thời tạo nên những tác phẩm mới...
Cống Địa Linh xem như dấu mốc cuối cùng của phố cổ Bao Vinh. (Thừa Thiên - Huế). Qua cống Địa Linh rẽ trái dăm trăm mét, du khách sẽ bắt gặp những tấm ván dài và phía trên là những ông Táo được đặt lên phơi khô trước lúc đưa vào lò. Ở Huế đây là nơi hiếm hoi còn "sót lại” nghề làm ông Táo với nhiều ý nghĩa trong phong tục của người Việt.
Người Pa Kô ở A Lưới, Thừa Thiên – Huế và nhiều dân tộc vùng cao khác đều có nghệ nhân khèn bè nhưng điệu khèn lúc thì như nắng mới, như gió mơn man, như lau lách rì rào; khi thì da diết như tiếng lá khô chậm rãi rời cành…, thì chỉ có được trong điệu khèn Kăn A Kết. Điệu khèn nổi tiếng những năm 60, 70 của thế kỷ trước, lưu truyền trong dân gian nhưng rất ít người biết được…