Từ Ô Lâu đến Hải Vân
Thừa Thiên Huế: Bế mạc Trại sáng tác Sân khấu 2013
08:28 | 17/09/2013

Sáng ngày 15/9/2013, Hội Sân khấu Thừa Thiên Huế đã tiến hành tổ chức bế mạc Trại sáng tác Sân khấu 2013

Thừa Thiên Huế: Bế mạc Trại sáng tác Sân khấu 2013

Trại sáng tác kịch bản sân khấu năm 2013 tiếp tục được tập trung với các nội dung: Vê lịch sử; vê các thời kỳ kháng chiến cứu nước; vê truyền thống văn hóa dân tộc; Công cuộc đôi mới, xây dựng bảo vệ đât nước; những nhân tố tích cực trong xã hội, những con người tiêu biểu của thời đại; Thiếu niên nhi đồng; dân tộc thiểu số; nông thôn; Sự nghiệp phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội trong thời kỳ mới; Chống diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch chống phá công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

Tham gia Trại sáng tác kịch bản sân khấu năm 2013 có 10 tác giả và nghệ sĩ. Kết quả, đến lúc bế mạc trại sáng tác đã có 1 kịch bản Tuồng, 5 kịch bản Kịch dân ca Huê; 4 kịch bản Kịch nói được hoàn thành. Với 10 tác phẩm, con số này tuy chưa nhiều nhưng đã chỉ cho thấy sự thành công và phát triển của trại sáng tác, khẳng định hướng đi đúng đắn trong mục tiêu thu hút hơn nữa lực lượng người cầm bút ở lĩnh vực này. Đó là các tác phẩm: “Gia trưởng thời nay” - Kịch nói - Tác giả Huỳnh Hiển;  “Huyền thoại Ngự Bình - Hương Giang” - Kịch dân ca - Tác giả: Khánh Dy; “Trở về” - Kịch dân ca - Tác giả: Văn Thuần;  “Chồng tôi vũ phu” - Kịch nói - Tác giả: Nguyễn Văn Phước; Chuyện Thiên đình” - Kịch dân ca - Tác giả: Kim Vàng; “Hoa PLang” - Kịch dài - Tác giả: Lê Tất Đính;  “Làng mình” - Kịch nói - Tác giả: Văn Thanh;  “Xuân trong tầm tay” - Kịch dân ca - Tác giả: Hồ Ngọc Ánh; Vượt sóng” - Kịch dân ca - Tác giả: Đỗ Trung Hùng;  “Hồn quê” - Tuồng đương đại - Tác giả: Ngô Sinh.

 

Nội dung các tác phẩm được sáng tác tại trại đa dạng, phong phú về nội dung, phản ảnh khá rõ nét bước đường xây dựng quê hương đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong đời sống xã hội, bảo vệ nhân cách, tính chất nhân văn của con người hôm nay.

 

Dù chất lượng của các tác phẩm còn cần một quá trình thẩm định của giới chuyên môn, những người hoạt động lĩnh vực sân khấu vả khán giả, nhưng có thể thấy rằng, nội dung các sáng tác đều phản ánh khá sâu sắc về đề tài cuộc sống. Mỗi tác phẩm là một bức tranh sinh động, mang đậm thế giới quan và nhân sinh quan của tác giả, thể hiện phong phú các lĩnh vực của đời sống xã hội.

 

Thành công của trại sáng tác năm 2013 đã cho thấy tiềm năng của đội ngũ sáng tác thể loại kịch bản sân khấu ở Thừa Thiên Huế có nhiều triển vọng, nếu được chăm lo, tạo điều kiện động viên khuyến khích thì sẽ ngày càng khởi sắc, Ban chấp hành Hội NSSK sẽ kiến nghị với Ban thường vụ Liên hiệp các hội VHNT và các ban ngành liên quan, quan tâm tạo điều kiện để tiếp tục tố chức trại sáng tác được mở với quy mô rộng hơn hơn, thời gian dài hơn, có bố sung đội ngũ viết trẻ, với mong muốn chăm sóc các tài năng, góp phần kéo lại được giá trị của hoạt động sáng tác kịch bản, để từng bước góp phần ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động sân khấu ở Thừa Thiên Huế có vị trí xứng đáng trong đời sống tinh thần của xã hội.

Lê Tấn Quỳnh

Các bài mới
Các bài đã đăng