Đèo Hải Vân nằm trên dãy Trường Sơn, ở ranh giới 2 tỉnh Thừa Thiên-Huế (phía bắc) và TP.Đà Nẵng (phía
Những năm trước, đoạn quốc lộ 1A bắc nam qua đèo Hải Vân là nơi thu hút khách du lịch chiêm ngưỡng “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”, nhưng cũng ẩn chứa rất nhiều ẩn họa giao thông.
Từ tháng 6.2005, hầm đường bộ Hải Vân đi vào hoạt động, hành trình khám phá cung đường đèo Hải Vân chỉ dành cho các công ty du lịch và du khách tự thân thưởng ngoạn.
Tuy nhiên, nếu đi tàu hỏa, du khách vẫn có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn cảnh đẹp hùng vĩ của Hải Vân cũng như cuộc sống - sinh hoạt của người dân và cán bộ nhân viên đường sắt làm việc dọc cung đường, từ nhiều năm nay.
Theo Công ty MTV Quản lý Đường sắt Quảng Nam - Đà Nẵng, phân đoạn đèo Hải Vân có chiều dài gần 28 km nhưng là đoạn đường có độ dốc lớn, nhiều khúc quanh co với bán kính nhỏ. Cung đường này vượt qua đèo từ Đà Nẵng đến Thừa Thiên - Huế (và ngược lại), qua các ga Kim Liên, Hải Vân Nam (thuộc Đà Nẵng), Hải Vân (giữa đèo), Hải Vân Bắc, Lăng Cô (thuộc Thừa Thiên - Huế). Trong đó, các ga Kim Liên và Lăng Cô nằm hai bên chân đèo; còn các ga Hải Vân Nam, Hải Vân, Hải Vân Bắc thuộc đèo.
Đặc biệt, cung đường nằm sát biển, đi trên triền núi, qua 18 cầu và 6 hầm chui (hầm ngắn nhất 85 m, hầm dài nhất là 600 m). Do địa hình đặc thù, đảm bảo an toàn nên các đoàn tàu qua đây với tốc độ rất chậm (có khi phải dùng đầu máy đẩy), nên khi qua cung đường Hải Vân, du khách đi tàu thoải mái ngắm nhìn cảnh thiên nhiên hùng vĩ tuyệt đẹp của cả biển trời, rừng núi...
Bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) ở phía xa
Tàu chui trong rừng
Chui vào trong hầm xuyên núi
Liên tục gặp các trạm gác chắn, gác hầm với các nhân viên đường sắt thầm lặng làm nhiệm vụ bảo đảm an toàn chạy tàu
Những nhà ga, trạm nghỉ tuần đường tạm bợ cũ kỹ
Các di tích lô cốt, đồn canh của quân đội chế độ cũ, canh gác bảo vệ tuyến đường sắt trọng điểm
Những bãi biển hoang sơ, tuyệt đẹp ngay phía dưới
Theo khamphahue.com.vn