Từ Ô Lâu đến Hải Vân
PHÁT HÀNH TẠP CHÍ SÔNG HƯƠNG THÁNG 4 NĂM 2009
10:56 | 07/04/2009
Số 242 tháng 4/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...
PHÁT HÀNH TẠP CHÍ SÔNG HƯƠNG THÁNG 4 NĂM 2009

Hướng về ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/03 trong chuyên mục Văn với bài Bút ký “ Xuân sơn kỳ bí” của tác giả Cao Sơn đem lại những điều mới mẻ trong hành trình tìm về nguồn cội truyền thuyết vua Hùng. Trong số này, Sông Hương giới thiệu Chương 15 ( phần 1) trích tiểu thuyết “ Phòng tuyến sông Bồ” của nhà văn Đỗ Kim Cuông. Tiểu thuyết kể về cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân Thừa Thiên Huế từ sau cuộc tổng tấn công mậu Thân 1968 đến ngày giải phóng. Ở chuyên mục Thơ mở đầu với chương 5 ( trích  trường ca Nhật ký dòng sông, gồm 11 chương), tác phẩm vừa được Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam xếp loại xuất sắc trong đợt sơ kết Cuộc vận động sáng tác Tiểu thuyết, Trường ca về đề tài Chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang nhân dân 2006- 2008; trong chuyên mục này còn có các bài bài thơ của các tác giả Lê Ngọc Thuận, Từ Dạ Thảo, Trần Tịnh Yên, Nguyễn Thuỵ Kha, Đỗ Văn Khoái, Tuệ Lam, Hoàng Thị Thiều Anh, Nguyễn Hoa, Nguyễn Thị Tân Hoa... 

Đây là số thứ hai Sông Hương giới thiệu chuyên mục “ Tác giả- Tác phẩm và dư luận” giới thiệu các tác giả thuộc Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Thừa Thiên Huế và các bài viết được dư luận quan tâm. Mở đầu chuyên mục, với bài bài viết “ Người hát xẩm của kháng chiến” của tác giả Nguyễn Huy Thắng, cũng trong chuyên mục này với sự xuất hiện của hai cây bút tên tuổi ở Huế- nhà văn Nguyễn Quang Hà và nhà thơ Ngô Minh. Nhà văn Nguyễn Quang Hà, mặc dù đã đến tuổi “ xưa nay hiếm“ và anh đã bị cắt hơn một mét đại tràng vì căn bệnh ung thư nhưng anh vẫn đi và viết, lần này  anh gửi đến bạn đọc truyện ngắn “ Kính gửi anh Ma Văn Kháng”. “ Lục bát gọi đôi”, “Uống với mũi Cà Mau” là hai bài thơ mà nhà thơ Ngô Minh gửi đến bạn đọc.
 
Tạp chí còn có nhiều chuyên mục khác như Huế dòng chảy văn hoá với bài viết “ Nhà cổ Tứ Giác- nét Huế trong kiến trúc thuộc địa Pháp”  của tác giả Trần Tuấn Anh, và tản văn “Chiều Tam Giang” của nhà văn Võ NGọc Lan. Chuyên mục Huế bốn phương với sự xuất hiện của nghệ sỹ ngâm thơ người Huế sống ở thành phố Hồ Chí Minh qua bài viết của Đỗ An Tiêm “Vân Khanh- Nghệ sỹ ngâm thơ người Huế”. Ở chuyên mục Nghiên cứu & Bình luận có các bài viết: “Lý luận văn học Việt Nam từ điểm nhìn toàn cầu hoá: Nhìn lại, suy ngẫm và dự phóng” của tác giả Bửu Nam; “ Vài trao đổi về cuốn văn học Việt nam sau năm 1975- Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy” của tác giả Hoàng Đăng Khoa và bài viết “ Những sai lệch, thiếu sót  trong cuốn sách “ Trịnh Công Sơn vết chân dã tràng” của tác giả Nguyễn Hoàn...     

Ngoài ra Sông Hương còn có chuyên Của sổ nhìn ra văn học Thế giới đương đại, trang viết đầu tay, Nhạc, Đọc sách, Tin văn hoá văn nghệ với nhiều bài viết của các tác giả Haruki Murakami, Dương Thuỳ Dương, Phan Thành Minh, Nam Ngọc, Đặng Ngọc Phú Hoà...

Tạp Chí Sông Hương số 242 tháng 4/2009 hiện đã có mặt trên các quầy báo, mong bạn đọc tiếp tục quan tâm và ủng hộ SÔNG HƯƠNG.

Các bài mới
Các bài đã đăng