Từ Ô Lâu đến Hải Vân
Ngôi mộ cổ có 1-0-2 của hoàng tộc Nguyễn ở Huế
08:44 | 02/07/2015

Nét khác biệt của lăng Hoàng Cô gắn liền với câu chuyện cảm động về cuộc đời tiết hạnh của Công chúa Long Thành - người chị ruột của vua Gia Long.

Ngôi mộ cổ có 1-0-2 của hoàng tộc Nguyễn ở Huế
Trong quần thể lăng Gia Long (xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, Thừa Thiên - Huế) có một khu lăng mộ khá đặc biệt ít người biết đến.


Đó là lăng Hoàng Cô, nơi an nghỉ của Công chúa Long Thành (1759 - 1823). Bà là trưởng nữ của Hưng Tổ (chúa Nguyễn Phúc Luân), chị cùng mẹ với Thế Tổ (Nguyễn Phúc Ánh - vua Gia Long).



Về tổng thể, lăng Hoàng Cô có cấu trúc tương tự các lăng mộ hoàng tộc Nguyễn khác ở Huế, từ các tường bao, trụ cổng đến bình phong...



Riêng mộ phần của lăng Hoàng Cô có thiết kế khác biệt, mang hình tháp nhiều tầng, trên đỉnh là hình hoa sen cách điệu, không phải là dạng mộ chữ nhật như thường thấy ở Huế.



Hình thức mộ này cho biết người nằm dưới mộ là một nhà tu hành Phật giáo.



Theo sử nhà Nguyễn, chồng Công chúa Long Thành là Cai Cơ Lê Phúc Điển. Khi đánh nhau với quân Tây Sơn ở đảo Diệp Thạch, Phúc Điển bị địch bắt và bị giết. Công chúa Long Thành khi đó còn, nhưng đã giữ tiết và không tái giá.



Tương truyền, bà từng bảo rằng: "Điển làm bầy tôi biết giữ nghĩa mà chết, ta là vợ há đổi tiết sao, khi nào lấy lại Kinh Đô cũ ta sẽ xuất gia thờ Phật". Bà đã thực hiện lời hứa sau khi vua Gia Long lên ngôi ở Huế.



Ngày nay, trước tháp mộ Công chúa Long Thành vẫn còn giữ được bia đá dựng năm 1838, khắc danh hiệu Long Thành thái trưởng Công chúa Thụy Trinh Tĩnh Chi...



Hình chim phượng đắp nổi trên bình phong lăng mộ - biểu tượng của nữ nhân trong hoàng tộc Nguyễn.



Nhìn chung, khu lăng mộ của Công chúa Long Thành vẫn còn khá nguyên vẹn so với nhiều lăng mộ khác của hoàng tộc Nguyễn ở Huế.

 
Theo kienthuc.net

 

Các bài mới
Các bài đã đăng