Những tiếng vọng toan lo từ biển khơi dội vào các dòng văn, dòng thơ trong chuyên đề VỌNG BIỂN trên Sông Hương số này, là những trăn trở chung cùng đồng bào, cùng đất nước.
Trong thời gian qua, biển dọc bốn tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế xảy ra sự cố môi trường nhiễm độc nặng, các sinh vật ven biển chết bất thường trên diện rộng khiến cuộc sống người dân bị ảnh hưởng nặng nề. Chính phủ đã chỉ đạo các địa phương tìm giải pháp điều tra, xử lý và khắc phục nhằm mục tiêu cao nhất là sớm ổn định đời sống, sản xuất, đảm bảo an ninh trật tự cho người dân. Đây là sự cố môi trường biển lần đầu xảy ra ở nước ta. Chính phủ chỉ rõ do kinh nghiệm xử lý hạn chế nên công tác phối hợp giữa các bộ ngành, địa phương còn lúng túng; việc xác định nguyên nhân sự cố trên cơ sở căn cứ khoa học còn chậm; công tác khôi phục sản xuất và ổn định đời sống nhân dân chưa đáp ứng kịp thời... Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường, và các bộ, ngành liên quan tiếp tục điều tra, làm rõ nguyên nhân sự cố này. “Tinh thần của Chính phủ là dù bất cứ cơ quan tổ chức, cá nhân nào vi phạm pháp luật thì đều bị điều tra, làm rõ trên cơ sở căn cứ khoa học, Chính phủ sẽ xử lý kiên quyết hành vi vi phạm, tuyệt đối không có sự bao che dung túng.” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định trong phiên họp đầu tháng 5/2016. Những động tác an dân bước đầu là hết sức cần thiết. Riêng tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những phản ứng tích cực trước sự cố: sớm công bố các chỉ số độc tố nước biển để người dân có cách ứng xử; xả nước ngọt từ đập Thảo Long để cứu cá; hỗ trợ khẩn cấp ngư dân bị ảnh hưởng do cá chết; cung ứng vật tư cho tàu đánh bắt xa bờ ngoài 20 hải lý và giúp tiêu thụ hải sản đánh bắt ở vùng khơi xa…
Tuy nhiên về lâu dài, việc gìn giữ môi trường biển nói riêng, môi trường sống nói chung trong chiến lược phát triển bền vững, là việc hết sức trọng đại của đất nước trong tình hình hiện nay. Những tiếng vọng toan lo từ biển khơi dội vào các dòng văn, dòng thơ trong chuyên đề VỌNG BIỂN trên Sông Hương số này, là những trăn trở chung cùng đồng bào, cùng đất nước.
Tháng 6, long lanh những ánh mắt tuổi thơ rợp ngời trong nắng hạ, “VỀ MIỀN CỔ TÍCH” là chuyên trang được tòa soạn nâng niu dành cho Thiếu nhi. Ở đó có những dòng thơ tuổi hồng, thơ của các nhà thơ dành cho các em, và cả một tiểu luận của nhà văn Isaac Bashevis Singer (Nobel Văn học 1978): “Tại sao tôi viết cho trẻ em”. Một tiểu luận thật ngọt ngào trong cái nhìn về trẻ thơ: “Trẻ em thường là một triết gia và một người kiếm tìm Thượng đế… Trong thời đại chúng ta, khi văn chương cho người lớn trở nên xấu xa, những cuốn sách hay cho trẻ em là hy vọng và nơi trú ẩn duy nhất…”.
Kính chúc bạn đọc những ngày hè ý nghĩa.
DƯỚI ĐÂY LÀ MỤC LỤC:
- Thư Tòa soạn
Chuyên đề: VỌNG BIỂN
- LỜI NGUYỆN CẦU CHO ĐẠI DƯƠNG - Lê Đặng Yên
- HỒI SINH - Trần Châu Long
- Thơ: FAN TUẤN ANH - TRẦN VĂN LIÊM - LÊ TẤN QUỲNH
- Nhạc: THƯƠNG BIỂN - Nhạc và lời: Nguyễn Trọng Quý
VĂN:
- NGƯỜI QUA ĐƯỜNG - Tru Sa
THƠ:
PHẠM ÁNH - BẠCH DIỆP - NGUYỄN VĂN THANH - TRẦN THỊ TƯỜNG VY -
TRẦN NHUẬN MINH - NGUYỄN VĂN QUANG - PHAN LỆ DUNG -
TRẦN TỊNH YÊN - PHAN HOÀNG
Trang thiếu nhi: VỀ MIỀN CỔ TÍCH
- Thơ: KHÔI NGUYÊN - MAI VĂN HOAN - NGUYỄN NGỌC PHÚ -
LÝ UYÊN - ĐẶNG CÔNG XÊ
- ĐOÀN TÀU VẬN CHUYỂN NHỮNG TÂM HỒN - Nguyễn Trương Khánh Thi
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI:
- TẠI SAO TÔI VIẾT CHO TRẺ EM? - Isaac Bashevis Singer - Ngô Thanh Tuấn dịch
NGHIÊN CỨU & BÌNH LUẬN:
- LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC THỜI KỲ ĐỔI MỚI - Phạm Phú Phong
- QUAN NIỆM CỦA MERLEAU-PONTY VỀ HỘI HỌA - Phạm Tấn Xuân Cao
HUẾ DÒNG CHẢY VĂN HÓA:
- BIẾN ĐỔI KIẾN TRÚC NHÀ VƯỜN TRUYỀN THỐNG HUẾ - Trần Văn Dũng
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM & DƯ LUẬN:
- BIỂN TUỆ, VƯỜN TỪ ÁI - Nguyễn Thị Thanh Xuân
- VỚI NHÀ DÂN TỘC NHẠC HỌC TRẦN VĂN KHÊ “NĂM MƯƠI NĂM ẤY BIẾT BAO NHIÊU TÌNH” - Nguyễn Đắc Xuân
- CẢM NGHĨ “VIẾT Ở TỬ CẤM THÀNH” - Hoàng Diệp Lạc
- Bìa 1: “BÓNG NGƯ PHỦ” - Ảnh của DUY PHONG
- Phụ bản bìa 2: “VẺ ĐẸP KHỐC LIỆT” - TUỆ NGỌC
- Những khoảnh khắc đẹp: “KÝ ỨC TUỔI THƠ” - Ảnh NGUYỄN ĐĂNG HẠNH
- Minh họa: ĐẶNG MẬU TỰU, NHÍM
Ban Biên tập