Từ Ô Lâu đến Hải Vân
Đón đọc số ĐẶC BIỆT Số 24 - tháng 3 – 2017
16:42 | 21/03/2017

Đang trong những ngày Huế kỷ niệm 60 năm thành lập Đại học Huế, bài viết “Tạp chí Đại học - đứa con tinh thần sáng giá của Viện Đại học Huế” in trong số này, nhắc đến một dấu ấn quan trọng mà đội ngũ trí thức của Huế năm xưa đã làm được. Đến nay, bộ tạp chí Đại học đã trở thành một di sản văn hóa quý báu, đóng góp nhiều tư liệu quan trọng cho công tác nghiên cứu hiện nay.

 
Đón đọc số ĐẶC BIỆT Số 24 - tháng 3 – 2017

Một tạp chí nổi tiếng khác khởi đi từ Huế - B.A.V.H, được nghiên cứu dưới một góc nhìn khá mới: “Đôi nét về tranh minh họa qua tạp chí “Những người bạn Cố đô Huế “đầu thế kỷ XX”. Nghiên cứu này cho biết: So với nhiều tạp chí cùng thời, B.A.V.H có số lượng tranh minh họa nhiều hơn cả, do các họa sĩ nước ngoài và người Việt sáng tạo nên. Tranh minh họa đã góp phần đưa tạp chí B.A.V.H trở thành một trong những công trình độc đáo rất riêng của Huế so với bối cảnh văn hóa bản địa hồi đó. Quan trọng hơn, các tranh minh họa đó đã thể hiện hình ảnh Huế của một thời mà cho đến nay, các học giả khi nghiên cứu về văn hóa lịch sử Huế, đều lấy nhiều bài viết, tranh minh họa của tạp chí làm tư liệu chính.

Một vấn đề làm các nhà nghiên cứu trăn trở hàng chục năm qua: lăng mộ vua Quang Trung. Đã có nhiều người bỏ công sức tìm tòi, soi rọi các tài liệu liên quan đến vấn đề này, dù chỉ là những chi tiết nhỏ nhất. Bài viết “Ngày xuân “Vịnh sử” nhớ anh hùng” trong số này nhắc đến câu thơ “Ngọc Trản phong đầu thổ vị can” (Đầu núi Ngọc Trản đất còn chưa khô) trong bài “Vịnh sử” của Ngô Thì Hoàng (em cùng cha khác mẹ của Ngô Thì Nhậm). Từ đó đưa ra một luận đề mới: Giao của hai tập hợp “trục hoành cong” (theo bờ nam Sông Hương) và “trục tung cong” (núi Hương Uyển kéo dài đến bướu Kim Sơn) là vùng có nơi nguyên tán vua Quang Trung. Thêm một giả thuyết lý thú trên hành trình đi tìm nơi chôn cất người anh hùng áo vải.

Những sáng tác văn chương trong số này, mong đem lại cho bạn đọc những niềm vui cảm hứng mới. Cũng như một giới thiệu về thơ của W.H. Auden rất hay xin được trích ra đây: “Những nhà thơ vẫn phải tiếp tục theo đuổi thơ, với tiếng nói không giới hạn, không đối kháng cũng như không hứa hẹn bất cứ điều gì, chỉ mang niềm vui tới cho mọi người, biến những lời nguyền rủa (chiến tranh) thành những vườn nho (cuộc sống an lành), dạy con người biết ngợi ca về sự hiện hữu, và yêu quý đời sống của chính họ”.

Đang trong những ngày Huế chuẩn bị cho Festival Nghề truyền thống 2017 khai mạc cuối tháng 4 đến, đó sẽ là những ngày Huế sôi động và ngập tràn âm thanh, ánh sáng. Kính chúc quý bạn đọc có những ngày thật vui cùng Huế.

Dưới đây là Mục lục

Thư Tòa soạn

*Festival nghề truyền thống Huế năm 2017: “Tinh hoa nghề Việt” – Phóng viên

-        Ngày xuân “Vịnh sử” nhớ anh hung – Trần Viết Điền


Từ trong di sản:

-        ĐÔI NÉT VỀ TRANH MINH HỌA QUA TẠP CHÍ “NHỮNG NGƯỜI BẠN CỐ ĐÔ HUẾ” ĐẦU THẾ KỶ XX – Nguyễn Thị Hòa

-        Về một số nghiên cứu tượng người và thú trên lăng tẩm các vua Huế - Nguyễn Văn Lê Nhật

-        ĐÀI CHIẾN SĨ TRẬN VONG MỘT KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT BÊN BỜ SÔNG HƯƠNG – Phan Thuận Hóa

 

*Nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Đại Học Huế& 60 năm Khoa Văn Đại học Khoa học Huế:

-        TẠP CHÍ ĐẠI HỌC ĐỨA CON TINH THẦN SÁNG GIÁ CỦA VIỆN ĐẠI HỌC HUẾ - Phan Thuận An

-        Vùng ký ức - l HỒ QUỐC HÙNG –

 

Truyện ngắn

Bức ảnh – Nguyễn Thị Thanh Lưu

Giả lập – Trần Băng KHuê
 

Thơ

NGUYỄN ĐỨC TÙNG

Gởi một người đàn bà vừa lái xe vừa khóc, sáng thứ hai

PHAN BÍCH MAI

Chiếc cúc áo...

Người đàn bà của đêm

LÊ MINH THẮNG

Khúc biến tấu & mùa

HẠ NHIÊN THẢO

Hư vô

Đóa trăng mơ

KINH THƯỢNG

Chiều Đà Lạt không em

THẢO NGUYÊN

Giữ riêng mình

NGUYỄN HỮU TRUNG

Bài thơ không có dấu chấm hỏi

LÊ TRINH

Độc hành số 1

Độc hành số 2

TRƯƠNG HỮU THUẬN
Nghiêng

NGÔ MINH

Trái tim cô ấy với tôi và… anh

THÁI KIM LAN

Kinh hành trong mùa xuân

1.       Im Garten - Trong vườn

2.       Frühlingstag - Ngày xuân

3.       Forsythien - Hoa Liên Kiều

Tạp Bút

-        Sự bi thảm của những con kiến – Hạ Nguyên

-        BỬU Ý NHÌN LẠI ĐỜI SỐNG VĂN HỌC MIỀN NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1954 – 1975 - Võ Bảo Trâm (thực hiện)

-        Lý Văn Sâm và khoảnh khắc – Bùi Kim Chi

-        Có “Gánh Rối nước” rong Xứ Huế như thế! – Văn Học

 

CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI

-        THƠ DANA GIOIA 99 bài Thơ: những bài Mới và những bài Tuyển - MICAH MATTX - Phạm Kiều Tùng dịch

-        Thơ W. H. AUDEN  - Khế Iêm dịch

In memory of W. B. Yeats - Tưởng nhớ W. B. Yeats

-        DAISETZ TEITARO SUZUKI luận về vô thức trong thiền Phật giáo – Võ Công Liêm

 

Đọc sách:

-        TRIỆU TỪ TRUYỀN & Những chữ qua cầu tâm linh – Nguyên Quân

-        Triết luận trong thơ Văn Công Hùng –Trương Thị Tường Thi

-        Một tác giả trẻ đáng chú ý – Tuệ An
 

Thư tín Sông Hương
 

Bìa 1 : “CHÂN DUNG VỢ VÀ CÁC CON” (sơn dầu) của họa sĩ TÔN THẤT ĐÀO

Bìa 2: Sự THĂNG HOA CủA ĐƯƠNG KIM VÀ MŨI CHỉ - Khả Hân

Bìa 3: HOA ĐĂNG TRÊN DONG TịNH LặNG - Ảnh: Văn Đình Huy – Bài: Do Yên


BAN BIÊN TẬP

 

 




 

Các bài mới
Các bài đã đăng