Từ Ô Lâu đến Hải Vân
Đón đọc Sông Hương Số 350: tháng 4/2018
15:55 | 03/04/2018

“Chiến tranh nói gì? Ngày em vác cả mùa xuân ra trận/ Những đôi chân không ngủ khoác vị mặn thời gian…”. Hồi ức về chặng đời phủ khói súng đạn bom vẫn còn trong vắt nơi trí nhớ của những người từng đi qua vùng hoa dại cháy rực trên dãy Trường Sơn. Những dòng thơ đau đáu. Những trang văn như mạch nguồn được khơi từ miền khô khát, chảy trong nỗi niềm dích dắc của nhân vật và độc giả trong truyện ngắn Góc rừng ấm áp. Câu chuyện thật ấm áp giữa núi rừng, nơi trận địa đang chấp chới giữa sự sống và cái chết. Người vợ lên thăm chồng đã làm khó cánh lính tráng xa nhà, nhớ quê, nhớ nghĩa vợ chồng nơi heo hút. Nhưng rồi tình đồng đội đã được thắp lên làm sáng cả một góc rừng, xua đi bóng tối chiến tranh.

Đón đọc Sông Hương Số 350: tháng 4/2018
Bìa tạp chí Sông Hương Số 350

Chuyên mục Huế dòng chảy văn hóa kỳ này giới thiệu đến bạn đọc một nguồn tư liệu khá đặc biệt có tính ngoại lệ trong nghi lễ cúng xưa nay khi có sự giao thoa trong tín ngưỡng thuộc hai nền văn hóa Việt - Chăm. Sự phát hiện về hai đạo sắc phong cho ngài họ Chế dưới thời vua Khải Định ở làng La Vân (thuộc huyện Đan Điền, phủ Triệu Phong xưa). Đây là biệt lệ khi một vị gốc Chăm được người Việt tôn vinh làm Khai khẩn của làng.

Mục nghiên cứu và bình luận sẽ khởi đăng bài viết “Phạm trù nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam theo xu hướng hậu hiện đại”; cho thấy những quan niệm về con người trong tiểu thuyết đang có nhiều thay đổi gắn với sự biến chuyển của thời cuộc cũng như tâm thức sáng tạo. Bản thân nhân vật đang được hướng đến như chính con người trong đời thường giống như khái niệm “vũ trụ mở”, vô giới hạn.

Sông Hương số này dành phần lớn số trang giới thiệu một chuyên đề đang được giới sáng tác và phê bình văn học quan tâm như sự khởi đầu cho một dự định trong nỗi khát khao chung của nhân loại: VĂN HỌC SINH THÁI - NHỮNG GÓC NHÌN. Trong một bộ phim khoa học có thí dụ lúc thế giới sáng tạo ra đồng hồ, con người từ ngàn năm nghe nhìn thiên nhiên khiến được hòa vào thiên nhiên, nay họ nhìn đồng hồ, mối quan hệ này diệt mất. Giải Nobel Y Sinh học 2017 cũng được trao cho công trình khám phá về mối quan hệ tương tác mật thiết giữa con người và tự nhiên. Theo đó con người (trong chỉnh thể tâm lý và sinh lý) luôn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường xung quanh, đặc biệt là với hệ động thực vật. Một khi Mẹ Thiên Nhiên không được nuôi dưỡng và yêu thương như con người yêu thương nuôi dưỡng chính bản thân mình - đó là khởi sự cho những bất ổn về “bệnh lý hoàn cầu” tạo nên chướng ngại về phát triển trí tuệ con người. Thế giới vật chất đang phát triển tột bậc, con người phần lớn tự ban cho mình những đặc quyền phi lý khi tách lìa với tự nhiên, xem thường cuộc sống tự nhiên mà trong đó con người đồng đẳng sự sống với các loài khác. Văn chương không vượt khỏi tính nhân bản vốn có của nó, khơi gợi lòng trắc ẩn của con người, nhắc thức con người trở về nguồn cội - ấy là cuộc hành trình trở về hòa cùng “đại vũ trụ”, cũng là sự kết nối với nguồn năng lượng siêu nhiên một khi con người trở về với bản tánh ngây thơ trong sáng trước vạn vật như chính nguyên lý của nền triết học và khoa học-văn học-phê bình sinh thái hướng từ “nhân loại trung tâm luận” đến “sinh thái trung tâm luận”. Chuyên đề Văn học sinh thái - những góc nhìn hy vọng sẽ mang lại cho độc giả nhiều góc suy tư ý nghĩa.

 

VĂN:

-         Góc rừng ấm áp – NGUYỄN NGỌC LỢI

-          

THƠ:

- TRẦN THU HÀ

+ Mùa hoa dại

- PHẠM NGUYÊN TƯỜNG

+ Tàn hơi

+ Bến sông

+ Nghi lễ trắng

- ĐÔNG TRIỀU

+ Những con chim chia cắt khoảng trời

+ Lịm tắt

- NGUYỄN THIỀN NGHI

+ Cửa biển Vinh Hiền

- TRẦN VĂN LIÊM

+ Đối thoại với cánh đồng

- NP PHAN

+ Mộ khúc

+ Suối sông rồi sẽ…

- ĐẶNG VĂN SỬ

+ Hỏi cuội

- TRẦN THỊ HẰNG

+ Thành phố ngày 20

+ Rừng

- TRẦN ĐỨC TÍN

+ Gục khóc yêu thương

- TRẦN THANH THOA

+ Nỗi buồn

 

NHẠC:

- Chiều rơi trên sóng - Nhạc: NGỌC BÁI & Thơ: LÂM QUANG MỸ

- Long nhong - Xích lô - Nhạc & Lời: VĨNH PHÚC

 

CHUYÊN ĐỀ: VĂN HỌC SINH THÁI - NHỮNG GÓC NHÌN

- Lời giới thiệu Chuyên đề - LÊ MINH PHONG

- Bà và cháu với con chồn con – TRẦN DUY PHIÊN

- Giấc mơ màu xanh – NGUYỄN BẢO TRÂM

- Bông cà na quê nhà – TRẦN BẢO ĐỊNH

- Phê bình sinh thái - vài nét phác thảo – TRẦN THỊ ÁNH NGUYỆT

- Diễn trình sinh thái trong văn xuôi Nam Bộ - BÙI THANH TRUYỀN

- Bạch Mã – Ngọn núi linh hồn trong tâm thức của các võ sĩ Nghĩa Dũng Karate-Do – NGUYỄN THỊ TỊNH THY

- Tái kết nối những cội rễ phi nhân như một hình thức thức nhận bạo lực – ĐẶNG THỊ THÁI HÀ

 

Thơ:

- ĐỖ HỒNG NGỌC

+ Rùng mình…

- NGUYÊN CẨN

+ Chiều trên giòng Vu Gia

- TRẦN HOÀI LÂM

+ Bụi

- TRẦN NHÃ PHƯƠNG UYÊN

+ Chưa bao giờ

- NGUYỄN VĂN TOAN

+ Thần rừng chiêm bao

 

NGHIÊN CỨU BÌNH LUẬN:

- Phạm trù nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam theo xu hướng hậu hiện đại (Phần 1) – NGUYỄN HỒNG DŨNG

 

CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI  ĐƯƠNG ĐẠI:

- Cha tôi là một con mèo - Henry Slesar - VŨ QUỐC HUỆ dịch

 

HUẾ DÒNG CHẢY VĂN HÓA:

- Về hai đạo sắc phong khai khẩn họ Chế làng La Vân Thượng – ĐỖ MINH ĐIỀN

 

- Thư tín Sông Hương

 

- Bìa 1: Tác phẩm “CHIỀU MAI HỊCH” (Sơn dầu, 2018) của họa sỹ Đặng Tiến

- Phụ bản bìa 2: NGHỆ THUẬT PHÊ BÌNH SINH THÁI - Khả Hân

- Những khoảnh khắc đẹp: Tác phẩm “ĐÊM SÔNG HƯƠNG” của NSNA Phạm Bá Thịnh

- Minh họa:  Đặng Mậu Tựu, Nhím

BAN BIÊN TẬP

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng