Dấu ấn thời khắc lịch sử qua Tuần lễ Vàng năm 1945 lần đầu tiên được chuyển thể qua kịch bản Tuồng, đã làm nổi bật ý nghĩa cộng sinh “dân với nước”, làm nổi bật tính nhân văn của Hồ Chủ tịch giữa cuộc chuyển giao của chế độ phong kiến ở nước ta cho Chính phủ Lâm thời. Sông Hương trích đăng 2 cảnh trong kịch bản tuồng lịch sử mang tính văn học này.
Phần văn xuôi giới thiệu đến bạn đọc truyện ngắn Cơn dông của tác giả trẻ. Xuyên qua từng dòng văn là câu chuyện của những con người mang số phận khác nhau tình cờ ở chung khu trọ. Ở đấy từng lóe lên tia chớp viễn cảnh tương lai từ khúc xạ của tâm thức tuổi dậy thì để rồi mãi là kỷ niệm neo đậu mong manh nơi mỏm đá ký ức gồ ghề bị sóng thời gian không ngừng đánh xóa. Họ chống chọi với những xung động cảm tình qua sự níu kéo thời gian vương lại mờ nhạt như cơn gió thoảng trên khuôn mặt hằn sâu những khuôn mặt khác đã thuộc về kẻ khác… Truyện ngắn Có một nơi sẽ là nhà - là câu chuyện đầy xúc cảm về nhiều số phận khác nhau ở nhiều phương diện sống khác biệt, xoay quanh cô gái chưa qua tuổi đôi mươi đã nhận sự xáo trộn nghiệt ngã từ gia đình. Trong bước lang thang vô định, cô đến cả quán bar chơi nhạc cho qua ngày. Nhưng chính nơi này cô gặp được những con người mà phía chìm khuất thầm lặng họ đang bao dung những đứa trẻ bị bỏ lại trên đời, ở một trại rau xanh và ông chủ thật sự là con người mạnh mẽ hơn cả một miền nương dựa…
Nhiều bài nghiên cứu trong số báo tháng 9 mang lại các chiều kích mới mẻ, sinh động, chuyên sâu. Đó là cách viết phê bình tương hợp với tác phẩm kỳ vĩ của giải Nobel, để ai cũng có thể soi vào và tìm thấy bóng dáng mình lẩn khuất trong đó. Linh Sơn là hành trình tìm nơi an trú của tự do tâm thức, được tạo dần từ sự buông bỏ; và cái giá của nó là sự cô đơn đến tận cùng "không tiếng vọng" trước lúc bước vào “cái hỗn mang chưa từng mở”. Đó là hành trình “Di chữ từ vực thẳm” - tác giả bài viết đã xuyên qua vực chữ của nhà thơ mà ở đó linh cảm về loài người hiện diện trên mùa chữ như một minh chứng cho nỗi đau. Nhưng, kỳ diệu thay, sự đối diện với tình thế vực thẳm lại làm hiện diện ý nghĩa nhân văn của tồn tại, của siêu vượt. Đó là tính chuyên sâu việc tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời của bài ca Huế Tương tư khúc, sự ảnh hưởng từ dòng nhạc nào, và tác giả của nó thực là ai?; âm điệu, giống và khác biệt với những bài khác cùng dòng loại. Và từ Tương tư khúc trong quá trình đưa vào các loại hình biểu diễn đã có sự thay đổi về tốc độ, giai điệu, cấu trúc bài bản, tác giả đã bàn thêm về một vài biến đổi của Ca Huế trong thế kỷ XX; làm sáng lên sự tài hoa và niềm ưu tư sâu nơi tâm thức người sáng tạo và nó được truyền vào ca nương cũng như xuyên vào nội tâm khán giả. “Chưa đi hết chiều đã thấy mênh mông/ vĩnh cửu nào mà không đổ xuống” (Thơ Nguyễn Thanh Hải).
Chúc quý bạn đọc nhiều sáng tạo.
BAN BIÊN TẬP
Dưới đây là Mục lục:
VĂN
- “TUẦN LỄ VÀNG 1945” (Trích đoạn tuồng lịch sử) - Nguyễn Phước Hải Trung
- CƠN DÔNG - Đinh Ngọc Tâm
+ Minh họa: Đỗ Kỳ Huy
- CÓ MỘT NƠI SẼ LÀ NHÀ - Nguyễn Thị Duyên Sanh
+ Minh họa: Nguyễn Duy Linh
- MÔI FREUD - Lê Vũ Trường Giang
+ Minh họa: Nhím
THƠ:
- TRẦN VĂN THIÊN
+ Chữ
+ Chị
- NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
+ Bầu trời Facebook
+ Hồng xiêm chín
- VŨ DY
+ Thơ nháp dưới chân tường rêu mốc
- KHALY CHÀM
+ Từng đêm tôi với bóng tôi
- ĐẶNG VĂN SỬ
+ Thủy tức ùa
- PHAN NAM
+ Cha
- ĐINH PHƯƠNG
+ Rơi
+ Chúng mình
- TRẦN VĂN LỢI
+ Trở lại với dòng sông
- HỒNG CHINH
+ Tháng bảy
- LÂM BẰNG
+ Đức tin
- NP PHAN
+ Dõi theo
- NGUYỄN V ĂN CHƯƠNG
+ Vẽ đêm
- TRẦN HUY MINH PHƯƠNG
+ Côn Đảo
+ Về phía dòng sông
- ĐỖ THỊ NHẠN
+ Mảng đời sương khói
- NGUYỄN THANH HẢI (giới thiệu)
+ Những bông mưa đã rụng xuống mình
+ Là trở về thăm một chuyến sắp đi xa
+ Mới đó đã ngày xưa
NHẠC:
- Ngoảnh lại - Thơ: NP PHAN & Nhạc: TRẦN ANH PHƯƠNG
- Đoản khúc thu - Nhạc và lời: HỒ HOÀNG VINH
NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN
- H’MÔNG - THUYẾT LUÂN HỒI TỘC NGƯỜI - Nguyễn Mạnh Tiến
- NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ 20 QUA TIỂU THUYẾT NGƯỜI TÌNH CỦA MARGUERITE DURAS - Nguyễn Thị Tuyết
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI
- Sách cát - JORGE LUIS BORGES - Võ Hoàng Minh dịch
HUẾ - DÒNG CHẢY VĂN HÓA
- MỘT SỐ BIẾN ĐỔI CỦA CA HUẾ TRONG THẾ KỶ XX QUA CÂU CHUYỆN VỀ BÀI TƯƠNG TƯ KHÚC - Phan Thuận Thảo
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM:
- KHI VĂN CHƯƠNG “BẢO TRÌ Ý THỨC LÀM NGƯỜI” - Sơn Ca
- VỀ CÁC CHIỀU CẠNH CỦA PHÊ BÌNH - Đỗ Lai Thúy
- DI CHỮ TỪ VỰC THẲM - Nguyễn Thanh Tâm
Bìa 1: Tác phẩm “Em mơ gặp Bác Hồ” (Sơn mài, 80cm x 120 cm) của họa sĩ LÊ PHAN QUỐC
Bìa 2: Hiện đại, hậu hiện đại… rồi sao nữa? - VŨ LÂM
Bìa 3 (Những khoảnh khắc đẹp): Tác phẩm “Nơi ấy bình yên” của NSNA NGÔ THANH MINH