Từ Ô Lâu đến Hải Vân
Góp ý dự thảo Chiến lược văn hóa Việt Nam đến năm 2030 và Chương trình hành động phát triển Du lịch giai đoạn 2021-2025
15:16 | 30/06/2021

Sáng ngày 29/6/2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị trực tuyến định hướng, góp ý dự thảo Chiến lược văn hóa Việt Nam đến năm 2030 và Chương trình hành động phát triển Du lịch giai đoạn 2021-2025. Tham dự tại điểm cầu Thừa Thiên Huế có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành có liên quan.

Góp ý dự thảo Chiến lược văn hóa Việt Nam đến năm 2030 và Chương trình hành động phát triển Du lịch giai đoạn 2021-2025
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình phát biểu tại Hội nghị tại điểm cầu Thừa Thiên Huế

Tại Hội nghị, sau phát biểu khai mạc của đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các báo cáo dự thảo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030 và về Chương trình hành động phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, các đại biểu đã tham gia đóng góp vào 2 dự thảo nói trên.

Đối với lĩnh vực văn hóa, các đại biểu đã tập trung thảo luận, trao đổi các nội dung liên quan đến công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành liên quan trong việc phát huy sức mạnh nội sinh và khả năng hội nhập quốc tế về văn hóa; Xây dựng chỉ số bền vững văn hóa gắn với các mục tiêu phát triển bền vững; Công tác quản lý nhà nước về văn hóa nhằm đạt được các mục Chủ tọa và các đại biểu tiêu phát triển văn hóa đến năm 2030; Bảo vệ, phát huy giá trị di sản trong bối cảnh hiện nay; Các giải pháp trọng tâm nhằm khai thác cơ sở hạ tầng và các nguồn lực văn hóa; Hợp tác công – tư trong phát triển văn hóa.

Đối với lĩnh vực du lịch, các đại biểu tập trung trao đổi và thảo luận xung quanh các vấn đề về nguồn lực thực hiện hiệu quả “Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2021-2025 trong lĩnh vực du lịch”; Chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng giao thông tại các khu vực động lực phát triển du lịch; Công tác quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương trọng điểm du lịch để thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Hợp tác công tư trong huy động nguồn lực đầu tư phát triển du lịch ở địa phương; Cơ chế chính sách đặc thù tạo sức mạnh đột phá phát triển du lịch biển đảo; Xúc tiến quảng bá và kích cầu thị trường du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới…

Phát biểu tại Hội nghị liên quan đến công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản trong bối cảnh hiện nay - dẫn liệu từ Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình cho rằng, để tăng cường công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản Huế trong bối cảnh hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế cần tập trung mọi nỗ lực và nguồn lực nhằm thực thi có hiệu quả một số giải pháp như tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục Luật Di sản văn hóa và Nghị định của Chính phủ về bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa đi vào đời sống của Nhân dân, nâng cao ý thức trách nhiệm, tự nguyện, tự giác chấp hành nghiêm túc các quy định của Nhà nước đối với công tác bảo tồn di sản văn hóa. Thiết lập các quy định bảo tồn, phát huy giá trị di tích và các quy định phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung các nguồn lực để trùng tu, bảo tồn một số công trình kiến trúc trọng điểm trong Quần thể di tích Cố đô Huế phù hợp với quy hoạch. Định hướng của tỉnh Thừa Thiên Huế là vừa bảo tồn vừa phát triển giá trị di sản, di tích. Đổi mới phương thức hoạt động của Trung tâm Bảo tồn Di tích. Tập trung ứng dụng công nghệ thông tin, “số hóa” trong công tác bảo tồn. Triển khai các chương trình nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị của lễ hội để xây dựng thành sản phẩm du lịch có tính đặc trưng của vùng đất. Xây dựng hệ thống các giải pháp hiệu quả để hạn chế những tiêu cực do du lịch. Xã hội hóa và nâng cao chất lượng các loại hình nghệ thuật, các hoạt động trong Festival. Có chính sách phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh nguồn nhân lực trong lĩnh vực di sản văn hóa, trọng dụng người có tài, có đức và tạo điều kiện để phát huy sự sáng tạo. Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác di sản văn hoá, nhất là ở cơ sở. Phát triển các ngành kinh tế, các loại hình ngành nghề để hỗ trợ đầu tư cho các hoạt động văn hóa như: lực lượng lao động có tay nghề, sản xuất vật liệu trùng tu di tích, hàng lưu niệm... Tăng cường tạo ra những sản phẩm mới để thu hút khách du lịch và tạo sự gắn kết giữa du lịch và di sản văn hóa. Ngoài ra, cần chủ động, tích cực trong công tác phòng ngừa và bảo đảm an toàn cho các di sản trước các nguy cơ của thiên tai, hỏa hoạn và các yếu tố bất lợi khác…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình cũng mong Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục có sự quan tâm, hỗ trợ tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

 

 

 

Theo thuathienhue.gov.vn

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng