Từ Ô Lâu đến Hải Vân
Phê duyệt Đề án “Phát triển văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030”
15:14 | 17/09/2021

Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Quyết định số 2281/QĐ-UBND ngày 14/9/2021 phê duyệt Đề án “Phát triển văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030”. Qua đó, tiếp tục đưa sự nghiệp văn hóa nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển lên một tầm cao mới, đóng góp tích cực cho đời sống văn hoá tinh thần của Nhân dân, vào công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

Phê duyệt Đề án “Phát triển văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030”
Đội ngũ văn nghệ sĩ Huế đóng góp tích cực cho sự nghiệp văn hóa nghệ thuật tỉnh nhà (Ảnh minh họa)

Theo đó, Đề án được chia ra làm hai giai đoạn:

Giai đoạn 2021 - 2025: Phấn đấu có 01 tác phẩm xuất sắc được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT. Tổ chức 29 trại sáng tác VHNT, 27 chương trình quảng bá tác phẩm VHNT, 11 cuộc hội thảo VHNT, 03 cuộc thi sáng tác trẻ, 5 chương trình tập huấn tổ chức hoạt động VHNT, xuất bản 02 tác phẩm dịch thuật…Có từ 30 đến 50 tác phẩm được các giải cao tại các Liên hoan, Cuộc thi uy tín, quy mô toàn quốc, khu vực và quốc tế. Nghiên cứu, phục dựng được 02 di sản văn hóa phi vật thể văn nghệ dân gian có nguy cơ bị mai một. Tăng số hội viên lên 10% so với năm 2021. Thành lập và duy trì hoạt động 10 Câu lạc bộ, Chi hội VHNT tại các huyện, thị xã, thành phố.

Giai đoạn 2026 - 2030: Phấn đấu có 01 tác phẩm xuất sắc được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT. Tổ chức 30 trại sáng tác VHNT, 30 chương trình quảng bá tác phẩm VHNT, 10 cuộc hội thảo VHNT, 03 cuộc thi sáng tác trẻ, 5 chương trình tập huấn tổ chức hoạt động VHNT, xuất bản 02 tác phẩm dịch thuật…- Có từ 30 đến 50 tác phẩm được các giải cao tại các Liên hoan, Cuộc thi uy tín, quy mô toàn quốc, khu vực và quốc tế. Nghiên cứu, phục dựng được 02 di sản văn hóa phi vật thể văn nghệ dân gian có nguy cơ bị mai một. Tăng số hội viên lên 10% so với năm 2025. 100% các huyện, thị xã, thành phố có Câu lạc bộ, Chi hội VHNT hoạt động sôi nổi, chất lượng.

Để đạt được các chỉ tiêu nói trên, Chủ tịch UBND tỉnh đã đưa ra nhiều giải phải trong đó có thể kể đến một số giải pháp quan trọng như: Hình thành các nhóm nghiên cứu, lý luận phê bình tác phẩm VHNT trên từng lĩnh vực, nghiên cứu di sản văn hóa dân gian; Tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo, giao lưu về VHNT có quy mô không chỉ trong tỉnh mà cả quốc gia, quốc tế; Tổ chức các liên hoan, giao lưu, giới thiệu tác phẩm VHNT cho học sinh, sinh viên để thế hệ trẻ tiếp cận tác phẩm VHNT về quê hương Thừa Thiên Huế. Tổ chức các cuộc thi sáng tác VHNT cho học sinh, sinh viên để phát hiện tài năng trẻ; Tổ chức một số chương trình nghệ thuật, trưng bày, triển lãm các tác phẩm VHNT tại các kỳ Festival Huế, Festival nghề truyền thống Huế, Festival 4 mùa, tham gia các Liên hoan VHNT trong nước và quốc tế. Tổ chức, duy trì các hoạt động VHNT tại hai bên bờ sông Hương tạo sản phẩm văn hóa trên địa bàn; Tổ chức các hoạt động điền dã, nghiên cứu, sưu tầm, phục hồi giá trị di sản văn hóa văn nghệ dân gian đang có nguy cơ mai một của đồng bào dân tộc ít người tại vùng sâu vùng xa, miền núi và hải đảo; Hỗ trợ, đầu tư kinh phí cho nhóm, cá nhân sáng tác, nghiên cứu, xuất bản các tác phẩm VHNT có giá trị....

 

 

 

Theo thuathienhue.gov.vn

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng