Từ Ô Lâu đến Hải Vân
Tọa đàm kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5)
18:56 | 19/05/2023

Sáng ngày 19/5, Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Tọa đàm kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam. vững”

Tọa đàm kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5)
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Tiến sĩ Hồ Thắng – Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ phát biểu tại buổi tọa đàm

Trong những năm qua, Thừa Thiên Huế đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp phát triển tiềm lực KH&CN, đẩy mạnh nghiên cứu - thử nghiệm, phát triển và ứng dụng tiến bộ KH&CN vào nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng… Ngành KH&CN với vai trò quản lý nhà nước đã xác định nhiều chương trình hành động, đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh ban hành một số chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH&CN, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ trên địa bàn Tỉnh. Tỉnh đã ban hành quy chế quản lý công nghệ, chuyển giao công nghệ, ban hành quy chế quản lý nhiệm vụ KH&CN, ban hành chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ như chương trình phát triển tài sản trí tuệ, Đề án Phát triển hệ sinh thái Cố đô khởi nghiệp, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ... Các nhiệm vụ KH&CN trên địa bàn Tỉnh đã bám sát, phục vụ các yêu cầu thực tiễn, từng bước nâng cao giá trị đóng góp của KH&CN trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương nhất là trong các ngành y dược, và giáo dục, khoa học xã hội và nhân văn. Các kết quả đạt được đã góp phần nâng cao trình độ công nghệ, tạo sự chuyển biến về năng suất, chất lượng, hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; từng bước gia tăng hàm lượng KHCN trong các sản phẩm chủ lực mang thương hiệu Huế, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Trao tặng Kỷ niệm chương của Bộ trưởng Bộ KH&CN “Vì sự nghiệp KH&CN Việt Nam” cho các nhà khoa học tỉnh Thừa Thiên Huế


Phát biểu tại buổi tọa đàm, Tiến sĩ Hồ Thắng – Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ nhấn mạnh: Mặc dù đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, ngành KH&CN đứng trước những thời cơ và thách thức mới, đặc biệt là nhu cầu ứng dụng KH&CN vào sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh ngày càng cao, sứ mệnh của ngành KH&CN phải luôn đồng hành cùng với các ngành kinh tế - xã hội, góp phần đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống, đưa KH&CN thực sự trở thành động lực trực tiếp và mạnh mẽ cho phát triển kinh tế xã hội, là nền tảng của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Thừa Thiên Huế.

Quan điểm phát triển ngành KH&CN trong thời gian tới trước hết phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, phát triển và ứng dụng tiến bộ KH&CN gắn với các chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm, các nhiệm vụ KH&CN phải gắn với nhu cầu của các ngành, lĩnh vực. Phát triển KH&CN phải hướng trọng tâm vào doanh nghiệp, nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp tiến tới dịch chuyển trọng tâm và chủ thể của hoạt động ứng dụng KH&CN sang khu vực Doanh nghiệp. Ứng dụng KH&CN phải thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển chuỗi giá trị, gắn với phát huy giá trị tài sản trí tuệ và thúc đẩy thị trường KH&CN. Thông qua hoạt động quản lý nhà nước, nhà nước tạo ra nền tảng, cơ chế cho việc ứng dụng KH&CN, Doanh nghiệp và tổ chức KH&CN đóng vai trò chủ đạo và quyết định trong việc ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất kinh doanh nhằm tăng năng suất chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

 

Trong thời gian tới, Sở Khoa học và công nghệ sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách để phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển mô hình kinh doanh mới, kinh tế số, xã hội số. Phát triển mạnh mẽ khoa học xã hội và nhân văn, công nghệ thông tin và chuyển đổi số; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ trong đó tập trung phát triển các lĩnh vực, công nghệ ưu tiên, có khả năng ứng dụng cao. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao, Phát triển tài sản trí tuệ gắn với phát triển thị trường KH&CN, thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực của tỉnh. Tập trung xây dựng và nâng cao năng lực các thiết chế KH&CN; xây dựng và vận hành có hiệu quả các hệ sinh thái thông minh. Đồng hành, xây dựng Đại học Huế trở thành trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ mạnh của khu vực Đông Nam Á; Phát triển Viện Công nghệ sinh học trở thành Trung tâm công nghệ sinh học quốc gia tại miền Trung; hình thành và từng bước hoàn thiện Khu Công nghệ cao; đầu tư xây dựng Bảo tàng Thiên nhiên Duyên hải miền Trung và nhiều thiết chế KHCN đáp ứng nhu cầu chuyển giao công nghệ. Phát triển KH&CN theo cơ chế thị trường, hướng trọng tâm vào doanh nghiệp. Nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp, lấy doanh nghiệp làm chủ thể của hoạt động ứng dụng KH&CN và ĐMST. Kiến tạo môi trường thuận lợi nhất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KH&CN và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thực hiện có hiệu quả các dự án đổi mới công nghệ, khai thác sáng chế, thương mại hóa kết quả nghiên cứu.

Sau buổi tọa đàm đã diễn ra  Hội thảo khoa học “Thừa Thiên Huế - Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên nền tảng văn hóa để phát triển bền vững".

 

 

Phương Anh

 

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng