Kinh tế và phát triển
Để Huế trở thành Trung tâm dệt may miền Trung
08:41 | 20/02/2014

Tỉnh TT Huế vừa phê duyệt đề án quy hoạch ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với mục tiêu đưa ngành công nghiệp dệt may phát triển theo hướng bền vững và xây dựng Huế trở thành Trung tâm dệt may của khu vực miền Trung. 

Để Huế trở thành Trung tâm dệt may miền Trung

UBND tỉnh phê duyệt đề án với định hướng phát triển theo ngành, bao gồm công nghiệp may; công nghiệp sợi, dệt, nhuộm và hoàn tất vải; công nghiệp hỗ trợ may; công nghiệp thời trang, bao gồm thiết kế và sản xuất...

Theo thống kế hiện nay trên địa bàn đã có hơn 10 nhà máy sản xuất sản phẩm dệt may đi vào hoạt động với quy mô lớn. Không chỉ có các DN trong nước, nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng đã xây dựng nhà xưởng, đó là các DN đến từ Nhật Bản, Bungari, Pháp, Mỹ như Công ty Scavi Huế, HBI, Công ty Tokyo Style, Công ty Dệt kim và may mặc Huế… Các DN hoạt động khá hiệu quả với quy mô khoảng 20 chuyền may trở lên, trong đó, trung bình mỗi nhà máy đều giải quyết việc làm cho trên 1 ngàn lao động; riêng nhà máy may HBI của Mỹ hoạt động tại KCN Phú Bài giải quyết trên 6 ngàn lao động hay Scavi tại KCN Phong Điền có trên 3 ngàn lao động…

Nhiều dự án đầu tư trên lĩnh vực dệt may của các DN trong nước cũng đang tăng tốc và phát triển bền vững. Từ 3 nhà máy may quy lớn của Công ty CP Dệt May Huế, giải quyết việc làm cho gần 4 ngàn lao động với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 75 triệu đô la Mỹ/năm, đến nay, hàng loạt các DN hoạt động trên lĩnh vực sợi, may mặc và dệt nhuộm ra đời, giải quyết việc làm cho trên 15 ngàn  lao động nông thôn. Điều này chứng tỏ ngành dệt may Huế đang khẳng định thương hiệu và vị thế của mình đối với ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong tiến trình phát triển chung của ngành kinh tế tỉnh TT Huế.

Mục tiêu lớn nhất mà UBND tỉnh và các ban, ngành chức năng đưa ra đó là phải đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các KCN, phấn đấu thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư sản xuất hàng phụ liệu dệt may, đặc biệt là các DN nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp hàng phụ liệu cho các DN dệt may. Mặt khác, phải xây dựng trung tâm giới thiệu thời trang dệt may kết hợp phát triển dệt may với tham quan du lịch.

Ngoài ra, với mục tiêu đưa ngành công nghiệp dệt may phát triển theo hướng bền vững và xây dựng Huế trở thành TTDM của khu vực miền Trung, tỉnh TT Huế cũng đã phê duyệt đề án quy hoạch ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. UBND tỉnh phê duyệt đề án với định hướng phát triển theo ngành, bao gồm công nghiệp may; công nghiệp sợi, dệt, nhuộm và hoàn tất vải; công nghiệp hỗ trợ may; công nghiệp thời trang, bao gồm thiết kế và sản xuất. Tỉnh tiếp tục đầu tư cho công tác đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

PA

 

Các bài mới
Các bài đã đăng