Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội nghị nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu sản xuất Enzyme β-Glucanase tái tổ hợp từ Trichoderma Asperellum trong nấm men do Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Huế chủ trì và GS, TS Nguyễn Hoàng Lộc làm chủ nhiệm.
Đề tài “Nghiên cứu sản xuất Enzyme β-Glucanase tái tổ hợp từ Trichoderma Asperellum trong nấm men đã được Hội đồng Khoa học và Công nghệ đánh giá cao và xếp loại xuất sắc.
Cellulose là loại polymer sinh học phóng phú nhất trên trái đất và đã được con người sử dụng trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, tiềm năng kinh tế của chúng như là nguồn năng lượng có thể thay thế chỉ được công nhận sau khi enzyme phân giải cellulose hay cellulose được xác định.
Nguyên liệu nghiên cứu gồm 4 chủng nấm Trichderma asperellum CH2, SH16, PQ34 và TN 42 có mang gen mã hóa β glucanase được phân lập từ các địa điểm khác nhau ở Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Sau 2 năm nghiên cứu đề tài đã tạo ra những kết quả; 4 chủng nấm Trichderma asperellum (CH2, SH16, PQ34 và TN 42) điều có khả năng sinh β-glucanase ngoại bào. Trong đó, chủng PQ34 có hoạt tính enzyme mạnh nhất; β-glucanse của chủng PQ34 được tổng hợp nhiều nhất sau 4 ngày nuôi cấy ở môi trường có CMC1%, hoạt động chung là 0,083 u/mL và hoạt động riêng là 3,624 u/mg protein. Enzyme này có nhiệt độ và pH hoạt động tối thích là 5oC và pH 4, chúng bền ở nhiệt độ thấp và ở phạm vi pH rộng từ 3-8; tạo dòng thành công hai gen mã hóa endo-β1,4-glucanase từ T. asperellum PQ34 (gọi là Glul-TA và Glu2-TA). Các gen Glul-TA và Glu2-TA có kích thước lần lượt là 1.278 và 1.255 bp, tương đồng 99% và 100% với các gen tương ứng của chủng T. asperellum CBS 433.97. Các gen Glul-TA và Glu2-TA đã được biểu hiện thành công trong tế bào nấm men P. pastoris.
Kết quả của đề tài đã tạo ra nguồn enzyme tái tổ hợp phục vụ cho các ứng dụng trong công-nông nghiệp sau này.
PV