Kinh tế và phát triển
Thử nghiệm ứng dụng chất điều hòa sinh trưởng để tăng năng suất và chất lượng mủ cao su khai thác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
13:26 | 12/12/2014

Theo Viện Nghiên cứu Cao su, hoạt chất kích thích được dùng phổ biến hiện nay là Ethephon ( acid 2 - chloroethyl phosphonic), khi bôi lên cây Ethylen được nhả dần, tác động lên các tế bào vỏ và tế bào ống mủ thúc đẩy gia tăng sản lượng. 

Thử nghiệm ứng dụng chất điều hòa sinh trưởng để tăng năng suất và chất lượng mủ cao su khai thác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Quy trình kỹ thuật Tiêu chuẩn ngành 10 TCN của Bộ NN&PTNT đã đưa ra chế độ khai thác có sử dụng chất kích thích mủ ở bắc Trung bộ trở ra (bao gồm Thừa Thiên Huế).

Tuy nhiên, quy trình  trên chưa được áp dụng vào thực tiễn sản xuất tại Thừa Thiên Huế. Vì vậy, để áp dụng quy trình khai thác, kích thích mủ phù hợp với thực tiễn của địa phương cần nghiên cứu, xác định chế độ cạo và nhịp độ kích thích nhằm hoàn thiện quy trình phù hợp với điều kiện canh tác.

Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự hổ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ, chúng tôi nghiên cứu chuyên đề “ Thử nghiệm ảnh hưởng của nhịp độ kích thích ở các chế độ cạo khác nhau đến sản lượng và chất lượng mủ cao su” thuộc đề tài “Thử nghiệm ứng dụng chất điều hòa sinh trưởng để tăng năng suất và chất lượng mủ cao su khai thác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm đánh giá, xác định được quy trình khai thác mủ cao su phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Thừa Thiên Huế, trên cơ sở nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất theo Tiêu chuẩn ngành 10 TCN để khuyến cáo và chuyển giao công nghệ cho nông dân trồng cao su trên địa bàn tỉnh áp dụng vào sản xuất.

Việc sử dụng kích thích ET 2,5% đã làm gia tăng năng suất cá thể g/c/c so với không kích thích trên cao su cạo  ở giai đoạn cạo miệng ngửa (BO-1 và BO-2).

Đối với cao su cạo từ năm thứ 3-5: Năng suất ở chế độ cạo d/2 có kích thích ET 2,5% ở nhịp độ 2 và 3 lần tương đương nhau và cao hơn hẳn so với đối chứng, nhưng DRC của chế độ cạo d/2 kích thích 3 lần trở lên  giảm đi rỏ rệt.

Đối với cao su cạo từ năm thứ 6-10: Năng suất ở chế độ cạo d/2 có kích thích ET 2,5% ở nhịp độ 3 và 4 lần tương đương nhau và cao hơn hẳn so với đối chứng, nhưng DRC của chế độ cạo d/2 kích thích 4 lần trở lên giảm đi rỏ rệt.

Các nghiệm thức cạo d/3 tuy có năng suất cá thể g/c/c cao nhưng do có số lần cạo / năm ít hơn d/2  nên năng suất thấp hơn chế độ cạo d/2.

Trên cơ sở đó, Trung tâm Khuyến Nông Lâm Ngư Thừa Thiên Huế đã đưa ra kiến nghị về chế độ cạo hợp lý nhất: Đối với cao su cạo từ năm thứ 3-5: áp dụng chế độ cạo S/2↓d/2 7d/7ET 2,5% Pa 2/y ( 8,9); Đối với cao su cạo từ năm thứ 6-10: áp dụng chế độ cạo S/2↓d/2 7d/7 ET 2,5% Pa 3/y (8,9,10).

PV

 

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng