Kinh tế và phát triển
Nam Đông: Tập trung nguồn lực, đào tạo, giải quyết việc làm tại chỗ
09:53 | 03/04/2015

Nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi sản xuất nông nghiệp sang Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Dịch vụ, trong xu thế đô thị hoá nông thôn ngày càng mạnh mẽ. Trong những năm gần đây, huyện Nam Đông đã có nhiều chính sách ưu đãi để đào tạo, giải quyết việc làm cho con em địa phương, đặc biệt là đối với con em người đồng bào dân tộc. Những việc làm thiết thực này đã và đang góp phần nâng cao thu nhập ổn định định canh định cư của 1 huyện miền núi.           

Nam Đông: Tập trung nguồn lực, đào tạo, giải quyết việc làm tại chỗ

Mặc dù quy mô không lớn nhưng những cơ sở chuyên sản xuất đá ốp lát trên địa bàn huyện Nam Đông, đã đánh dấu sự hình thành và phát triển cho ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mang tính chuyên nghiệp, hiện đại. Nhằm động viên, khuyến khích các nhà đầu tư, huyện Nam Đông đã có chính sách thiết thực, trích nguồn kinh phí khuyến công hỗ trợ chi phí đào tạo công nhân tại địa phương để vừa giúp giải quyết khó khăn bước đầu, vừa tháo gỡ vấn đề đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động đã qua đào tạo, lao động nông nhàn, đặc biệt là đối với con em người đồng bào dân tộc. Anh Trần Văn Khởi, công nhân Công Ty TNHH Thạch Phú Hưng chia sẻ: “Công ty Thạch Phú Hưng đã tạo công ăn việc làm cho bà con địa phương, cho gia đình. Thu nhập 1 tháng có người 2 triệu, có người 3 triệu, có người 5 triệu”.

Thị trường may mặc, đặc biệt may xuất khẩu đang được xem là thị trường tiềm năng. Với uy tín, chất lượng sản phẩm, cũng như mẫu mã phong phú đa dạng, những cơ sở may công nghiệp trên địa bàn huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế đang ngày càng có nhiều đơn đặt hàng lớn trong và ngoài tỉnh. Dự kiến trong thời gian tới ngoài việc may những mặt hàng truyền thống, những cơ sở may trên địa bàn huyện Nam Đông sẽ tiếp tục mở rộng cơ sở may một phần để đáp ứng nhu cầu thị trường, mặt khác tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương. Anh Hồ Văn Đoàn, Công nhân may nói: “Em đi làm được 2 năm rồi, trung bình 1 tháng em thu nhập 4-5 triệu. Nhờ có công ty may nên em đã có công ăn việc làm ổn định, giúp đỡ được cho gia đình”.

Nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi sản xuất nông nghiệp sang Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Dịch vụ, trong xu thế đô thị hoá nông thôn ngày càng mạnh mẽ. Trong những năm gần đây, huyện Nam Đông đã có nhiều chính sách ưu đãi, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, trong đó đặc biệt ưu tiên người địa phương. Những chính sách bước đầu đã và đang gặt hái được nhiều kết quả thiết thực, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương, từng bước nâng cao chất lượng đời sống người dân, giúp Nam Đông sớm trở thành huyện đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm nay.  Anh Trương Lan Phương, Chuyền Trưởng xưởng may Nam Đông cho biết thêm: “Năm 2015, hướng của công ty sẽ mở thêm 1 chuyền may mới, tuyển 45-50 công nhân. Công ty cũng ưu tiên con em đồng bào dân tộc thiểu số, để tạo công ăn việc làm cho lao động dư thừa tại địa phương. Công ty thực hiện chế độ lương, bảo hiểm và các chế độ khác đầy đủ”.

 

Theo namdong.thuathienhue.gov.vn

 

 

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng