Huế luôn luôn mới
Thừa Thiên - Huế: Công tác PBGDPL thực sự đi vào quy củ, nề nếp
08:43 | 12/12/2014

 Ngày 10/12, Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT và Đoàn công tác của Bộ Tư pháp (thuộc Hội đồng Phổ biến Giáo dục Pháp luật Trung ương) phối hợp kiểm tra việc thực hiện Đề án 1928 tại Thừa Thiên - Huế.

Thừa Thiên - Huế: Công tác PBGDPL thực sự đi vào quy củ, nề nếp
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Mạnh Hùng chủ trì buổi làm việc tại Đại học Huế

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng chủ trì các buổi tiếp thu ý kiến, báo cáo kết quả thực hiện Đề án cũng như những giải pháp tháo gỡ khó khăn và kiến nghị, đề xuất của các đơn vị tại Trường THPT Hai Bà Trưng, Đại học Huế và Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Chuyển biến từ nhận thức tới việc làm 

Đề án 1928 về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong nhà trường tại Thừa Thiên - Huế (được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định phê duyệt số 1928/QĐ - TTg ngày 20/11/2009). 

Báo cáo kết quả thực hiện Đề án 1928, Trường THPT Hai Bà Trưng nêu lên việc chỉ đạo công tác giảng dạy trong nhà trường bám sát tinh thần chỉ đạo của Bộ, của Sở, động thái tích cực trong bố trí, sắp xếp nhân sự hàng năm, hướng tới phát huy tối đa sức mạnh của tập thể, sở trường của từng cá nhân trong phổ biến GD pháp luật. 

Đại học Huế đã đánh giá cụ thể những việc đã làm được của từng trường đại học thành viên những năm qua và nêu bật vai trò lãnh đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc ĐH Huế, hiệu trưởng các trường, các khoa trực thuộc, phân hiệu đã coi trọng và thường xuyên chỉ đạo công tác PBGDPL, nhờ vậy, hoạt động giáo dục pháp luật ngày càng hiệu quả, hình thức GD pháp luật đã có sự sáng tạo phù hợp từng nhóm đối tượng; CBVC và SV được tiếp cận thông tin phù hợp, kịp thời, ý thức chấp hành pháp luật ngày càng được nâng cao. 

Theo đánh giá của lãnh đạo Sở GD&ĐT Thừa Thiên - Huế, kết quả thực hiện Đề án 1928 đã chứng minh được nhận thức của CB, GV được nâng cao, giảm hiện tượng vi phạm pháp luật so với năm 2013. 

Tại UBND Thừa Thiên - Huế, ông Đinh Khắc Đính - Phó Chủ tịch tỉnh đánh giá cao sự quan tâm sâu sát của 2 Bộ chức năng - Bộ GD&ĐT và Bộ Tư pháp - trong chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, đặc biệt là tạo mọi điều kiện thực hiện PBGDPL trong trường học. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền về phòng chống tội phạm mà HS, SV vi phạm pháp luật giảm so với năm 2003, 100% các trường không có băng nhóm tội phạm. 

Cơ quan Công an địa phương phối hợp với các trường đã tổ chức cho HS ký cam kết không vi phạm pháp luật về giao thông, về ma túy, tội phạm. Các trường THPT đã phối hợp với CA nói chuyện dưới cờ về luật ATGT cho 45.264 HS. Sở GD&ĐT phối hợp với Trường Trung cấp Giao thông Vận tải tổ chức phổ biến luật giao thông cho HS khối 9 và 12 trên địa bàn toàn tỉnh. 

Nhiều đơn vị đã tổ chức các CLB ngoại khóa để tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho HS, SV về sức khỏe vị thành niên, tác hại của ma túy, HIV, AIDS và các tệ nạn xã hội, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật. 

Chất lượng, hiệu quả của việc thực hiện PBGDPL được nâng lên thông qua chương trình giảng dạy các môn Đạo đức, GDCD trong nhà trường, bám sát theo chỉ đạo chuyên môn của Bộ GD&ĐT, GV nắm vững nguyên tắc tích hợp, định hướng những nội dung cơ bản về GD pháp luật, cập nhật thông tin…

Hiệu quả của sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ

Tại các buổi làm việc, nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan đến các khó khăn, vướng mắc, cùng đó là các đề xuất, kiến nghị từ các đơn vị trường, Sở, Đại học Huế với lãnh đạo, chuyên viên của hai Bộ, nhằm đưa ra những giai pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng của GDPL trong thời gian tới. 

Theo ông Đặng Phước Mỹ - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Thừa Thiên - Huế, quan trọng nhất trong công tác PBGDPL của giáo viên không phải là truyền tải khô cứng, nêu lên cách phòng tránh kiểu lý thuyết sáo rỗng mà đưa ra những tình huống cụ thể để học sinh biết và có thể ứng phó, phòng tránh. Có thể khẳng định trong năm qua, trong công tác PBGDPL, Thừa Thiên Huế đã làm rõ, làm nhiều và làm thật. 

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng đánh giá công tác PBGDPL của Thừa Thiên - Huế năm qua thực sự đi vào quy củ, nề nếp, có kế hoạch cụ thể. Từ đó, hiệu quả của các đơn vị trường có chuyển biến rõ ràng. Đối tượng vi phạm giảm nhiều so với năm 2013; có sự phối hợp chặt chẽ của Sở với các ban, ngành tư pháp. 

Đối với các trường học, đội ngũ giáo viên dạy Đạo đức, GDCD không chỉ đủ về số lượng mà còn có năng lực chuyên môn, tay nghề. Ngay trong báo cáo của tổ trưởng tổ GDCD của Trường THPT Hai Bà Trưng đã thể hiện niềm đam mê, kinh nghiệm giảng dạy. ..

Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng đề nghị: Trong thời gian tới, để công tác PBGDPL đi vào chiều sâu, hiệu quả hơn nữa thì công tác phối hợp giữa hai Bộ, giữa Bộ với địa phương, với các đơn vị giáo dục trên địa bàn cần chặt chẽ hơn. 

Ban chỉ đạo Đề án cần tăng cường kiểm tra, theo dõi sát việc thực hiện để có những điều chỉnh phù hợp. Bộ cũng tiếp thu ý kiến đề xuất của Thừa Thiên - Huế trong chỉ đạọ đổi mới chương trình nội dung pháp luật nhà trường phù hợp với đặc trưng bộ môn GDCD và việc tổ chức thi GV dạy giỏi, HS giỏi ở bộ môn này. 

Theo giaoducthoidai.vn

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng