Sáng ngày 23/8, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Báo chí 2016; Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
Tham dự Hội nghị còn có đại diện lãnh đạo các cơ quancác cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Hội Nhà báo tỉnh, các cơ quan báo chí; đại diện các cơ quan đại diện, phóng viên thường trú các báo, tạp chí trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế; Phòng Văn hóa Thông tin, Đài Truyền thanh - truyền hình của các huyện, thị xã và thành phố Huế.
Luật Báo chí được Quốc Hội khóa XIII thông qua ngày 05- 4- 2016 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01- 01- 2017. Luật gồm 6 chương, 61 điều, trong đó có 32 điều mới, 29 điều sửa đổi bổ sung. Điểm cốt lõi của Luật Báo chí 2016 quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; đảm bảo quyền tiếp nhận thông tin và quyền được thông tin của xã hội. Luật cũng quy định rõ, cụ thể những điều báo chí không được làm, quy định trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí, việc cải chỉnh trên báo chí khi đưa tin sai, luật hóa các quy định bắt buộc về đạo đức của người làm báo.
Tại Hội nghị, ông Hoàng Hữu Lượng, nguyên Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông), Tổ trưởng Tổ soạn thảo Luật Báo chí 2016 trình bày quá trình nghiên cứu, lấy ý kiến xây dựng Luật từ yêu cầu cấp thiết của thực tiễn xuất hiện nhiều loại hình báo chí cần phải có một Luật hoàn chỉnh quản lý toàn bộ các hoạt động báo chí. Ngoài ra, một số điểm cơ bản của Luật Báo chí 2016 về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí, các hành vi nghiêm cấm, về cơ quan báo chí, văn phòng đại diện, phóng viên thường trú...
Lê Tân