Huế luôn luôn mới
Huế: Phát hiện Cầy giông sọc được cho là bị tuyệt chủng
08:17 | 19/09/2016

 Ngày 18/9, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên- Huế cho biết, khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Phong Điền và Trung tâm BTTN Việt (Viet Nature) vừa thực hiện chương trình bẫy ảnh tại khu BTTN Phong Điền, phát hiện sự tồn tại của nhiều loài động vật đã cho là có thể tuyệt chủng ở Việt Nam và Trung Quốc.

Huế: Phát hiện Cầy giông sọc được cho là bị tuyệt chủng

Theo đó, trong 9 loài động vật được phát hiện lần này, có 2 loài Cầy gồm Cầy vằn (tên khoa học Owston’s Civet Chrotogale owstoni) và Cầy giông sọc (Large-spotted Civet Viverra megaspila) đang trong tình trạng nguy cấp thuộc sách đỏ IUCN năm 2016.

Loài Cầy giông sọc mới chỉ được ghi nhận lần đầu trong tự nhiên bằng phương pháp bẫy ảnh tại Khu BTTN Phong Điền.
Cầy giông sọc là một loài thú bản địa của vùng Đông Nam Á, là một loài thú cỡ lớn trong họ Cầy, chúng có kích thước và hình dáng gần giống với cầy giông thường: đầu lớn, mõm dài, có một dải lông bờm cao màu đen dọc sống lưng đến mút đuôi, hai bên sườn bắp đùi và chân sau có các đốm đen lớn rõ rệt trên nền sáng, các đốm đen này có thể tách rời hoặc tạo thành dải.

Theo đánh giá gần đây nhất của IUCN vào tháng 6/2016, Cầy giông sọc được cho là “có thể đã tuyệt chủng ở Trung Quốc và Việt Nam”. 

PV

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng