Nhịp điệu cuộc sống
Hội thảo khoa học “ Ca Huế - Giá trị, định hướng, bảo tồn và phát huy”.
15:00 | 22/09/2015

Sáng 22/9, Sở VHTT&DL đã tổ chức Hội thảo khoa học “ Ca Huế - Giá trị, định hướng, bảo tồn và phát huy”.

Hội thảo khoa học “ Ca Huế - Giá trị, định hướng, bảo tồn và phát huy”.
Tại hội nghị

Đây là Hội thảo khoa học có quy mô quốc gia đầu tiên về chủ đề này. Hội thảo đã tổng hợp được 25 bài tham luận và được chia làm hai nhóm chủ đề: Ca Huế - Giá trị lịch sử, văn hóa nghệ thuật và Vấn đề định hướng bảo tồn và phát huy giá trị Ca Huế.

Nhiều tác giả cho rằng Ca Huế được phát sinh vào khoảng thế kỷ XVII, nhưng chưa có ai dám khẳng định một cách chắc chắn rõ ràng. Tuy nhiên dựa vào các yếu tố lịch sử, đại lý văn háo Huế cũng như đặc điểm nghệ thuật của Ca Huế, chúng ta có thể đoán định nó có nguồn gốc từ cung đình. Nhà nghiên cứu Phan Thuận An cho rằng, ca Huế đạt đến đỉnh cao dưới vương triều Nguyễn, nhất là từ thời Minh Mạng (1820-1840) đến thời Tự Đức (1848-1883). Thời lịch sử ấy đã để lại cho Huế nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thế trong đó có hai giá trị văn hóa phi vật thể là âm nhạc cung đình và Ca Huế.

Ca Huế Với hệ thống bài bản có cấu trúc chặt chẽ, đòi hỏi kỹ năng diễn điêu luyện của ca công và nhạc công, có xuất xứ từ âm nhạc cung đình mang phong cách sang trọng, tao nhã nhưng đậm đà phong vị dân gian. Giáo sư, Tiến sỹ Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam nhận định, từ Nhã nhạc, và cả ca Huế "theo chân" các vị quan nhạc, vốn âm nhạc chuyên nghiệp Huế đã thâm nhập cộng đồng dân cư Việt để toả sáng. Ca Huế vì thế có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của nền âm nhạc cổ truyền của người Việt và xứng đáng được tôn vinh.

Ca Huế mang sắc thái địa phương rõ nét bởi nó gắn chặt với đặc điểm ngữ âm, ngữ điệu của giọng nói xứ Huế, hoặc nói một cách khác mang tính hệ quả của mối quan hệ gắn bó với nền âm nhạc dân gian - dân ca xứ Huế.

TS. Phan Tiến Dũng, GĐ Sở VHTT&DL Thừa Thiên Huế nhận mạnh: Bảo tồn và phát huy giá trị Ca Huế không phải chỉ dựa vào trí tuệ của một cá nhân, một tập thế, cũng không phải chuyện một sớm một chiều mà phải có sự nổ lực của các nhà khoa học, các nghệ nhân, nghệ sĩ, các nhà quản lý và của mọi người, có như vậy giá trị văn háo Huế mới luôn được tỏa sáng.

Thạc sỹ Nguyễn Thị Thu Trang, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho biết, ca Huế đang hướng đến xây dựng bộ hồ sơ đệ trình UNESCO ghi danh vào một trong các danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ di sản văn hóa của ca Huế.

Việc di sản Ca Huế được đưa vào danh mục di sản văn háo phi vật thể quốc gia chưa đựng hai thông điệp. Đó là niềm vui bởi di sản Huế đã được vinh danh ở tầm quốc gia, nhưng đồng thời nó cũng đặt ra những điều phải suy nghĩ về trách nhiệm lớn hơn trong công tác bảo tồn một cách tốt nhất và phát huy những giá trị đó. Bởi lẽ hiện nay, cũng như bao loại hình văn hóa truyền thống khác, loại hình nghệ thuật Ca Huế đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức trong vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị. 

 

YB

 

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng