Quảng cáo
Lời mời hợp tác đầu tư phim để quảng bá xây dựng thương hiệu rất hiệu quả
10:01 | 19/12/2017

Chúng tôi muốn dành cơ hội quý này cho doanh nghiệp muốn xây dựng; quảng bá thương hiệu dài lâu tại thị trường Việt Nam bằng việc đầu tư kinh phí làm phim để thông qua sức ảnh hưởng của bộ phim với công chúng mà thương hiệu của doanh nghiệp được khắc ghi trong trí nhớ hàng triệu người Việt Nam.

Lời mời hợp tác đầu tư phim để quảng bá xây dựng thương hiệu rất hiệu quả



Xin tóm tắt sơ nội dung các kịch bản điện ảnh sau:

1. Kịch bản điện ảnh “Quà gửi từ 400 năm trước”, viết năm 1991-1992 tại Quảng Bình.

Chuyện phim viết về một người con gái cao cả tên là Minh Lệ, năm 18 tuổi được tuyển vào cung làm vợ 3 của  Chúa Nguyễn Hoàng tại Dinh Trà Bát (Quảng Trị). Trong một lần vì cứu một mạng người, Minh Lệ đã mắc tội với triều đình nên đã phải buộc trốn chạy rời xa chốn vinh hoa nhung lụa, ra đi và kẹt tại một làng quê nghèo giữa ngã ba sông Đại Linh Giang (Sông Gianh - Quảng Bình), bờ Bắc quân Trịnh, bờ Nam quân nhà Nguyễn. Hàng ngày Minh Lệ phải chứng kiến cảnh chết chóc chém giết nhau ngay tại dòng sông nhuốm máu chia cắt đau thương của dân tộc.    

Phim viết dựa trên chuyện có thật vì năm 1972 bên bờ sông Gianh, do quy tập mồ mã của Nhà nước, dòng họ Nguyễn Khắc phải dời mộ Minh Lệ. Lúc đó là sau 400 năm Minh Lệ mất, khi mở hòm ra mọi người vô cùng kinh ngạc vì thấy trong hòm có một phụ nữ đẹp khoảng 35 tuổi như mới vừa ngủ (Minh Lệ được ân nhân ướp xác). Người ta bế Minh Lệ ra để trên giường 3 ngày, hàng ngàn người ở huyện Quảng Trạch đến xem. Sau đó họ đã chôn Minh Lệ lại ngay trong nhà thờ. Ba tháng sau Viện Bảo tàng Việt Nam về yêu cầu khai quật mộ đưa Minh Lệ lên để họ chụp ảnh, lấy mẫu thịt, tóc, răng.
Phim lấy bối cảnh xẩy ra vào cuối thế kỷ 16 trong dinh Trà Bát và tại sông Đại Linh Giang, nơi Trịnh Nguyễn phân tranh 200 năm. Giữa dòng sông ấy, Minh Lệ nằm đó suốt 400 năm qua là thông điệp gửi lại một người mẹ nhắc nhở con cháu hãy đừng tranh giành nhau ngôi báu nữa…

Sau khi viết xong kịch bản phim "Quà gửi từ 400 năm trước", năm 1992, tác giả có đến gửi cho Hãng phim Giải Phóng. Sau một tuần gặp lại lãnh đạo hãng phim cho biết ngoài việc họ đọc thì có nhờ các ông Trần Bạch Đằng, ông Trần Văn Giàu, ông Nguyễn Quang Sáng  là những học giả và nhà văn lớn của miền Nam đọc kịch bản. Hãng trả lời phim đáp ứng đúng yêu cầu của lịch sử, có giá trị lớn và vì tính chất đích thực về nguồn của miền Nam qua bộ phim này, nên sẽ trực tiếp gửi văn bản xin các cấp kinh phí để làm phim nhưng rất tiếc đến nay vẫn chưa thực hiện được. Đầu năm 1993, gửi cho Hãng phim Người Bảo vệ của Báo Công an thành phố Hồ Chí Minh. Tổng Biên tập, Giám đốc hãng phim đồng ý đầu tư kinh phí làm phim nhưng đề nghị sửa lại kịch bản lồng thêm vào câu chuyện tình yêu thời hiện tại. Rất tiếc chỉ ngay 10 ngày do Tổng Biên tập mất đột ngột nên không được quan tâm tiếp. Từ đó đến nay tác giả không còn gửi kịch bản cho nơi nào cả.

2. Kịch bản điện ảnh “ Người yêu” được viết từ năm 2001 lúc tác giả công tác và sống ở Huế.

Chuyện xẩy ra ở Huế, thời hiện đại nói về một cô gái có tên là Hành Trang, hoa khôi Đại học Huế. Đây là một nhân vật mang tính biểu tượng cao. Cô bị thất lạc bố mẹ lúc mới sinh, được bệnh viện cho một phụ nữ không  chồng nuôi dưỡng. Cô lớn lên trong ngôi nhà chỉ với mẹ nuôi nghèo khổ, người đời gọi cô là con hoang. Rồi mẹ bị bệnh ra đi càng đẩy Trang vào bơ vơ. Không ai giúp cô cho đến khi Trần Quốc xuất hiện. Anh làm nghề báo nên yêu sự thật. Xúc động trước khổ đau của “Người em sông Hương núi Ngự”, anh gần như bỏ cả sự nghiệp để đi truy tìm bố mẹ cho cô. Quốc đã có gia đình, nhưng vợ anh là người đàn bà hư, thiếu lương tâm, phản bội. Vậy mà anh không dứt ra được vẫn phải cố sống chịu đựng.

Trang đã thầm yêu anh. Cô chạy trốn tình yêu, ra đi bỏ lại tất cả vào miền Nam, nói với anh là đã lấy chồng và đi Mỹ nhưng thực ra vẫn ở lại đất nước chờ đợi. Trang giữ liên lạc bằng cách gửi thư qua Mỹ rồi nhờ người quen gửi thư của mình có đóng dấu bưu điện của Mỹ về Huế cho anh. Trên con đường gian khó đi tìm sự thật về Trang, Trần Quốc đã khóc hết nước mắt vì phát hiện ra bao chuyện buồn đau về những người thân của cô cũng như về một dòng tộc trâm anh thế phiệt đã từng có những hoàng hậu đẹp sắc nước hương trời ở Phú Xuân nên hậu duệ mới có được một người con gái như Hành Trang. Cái kết câu chuyện là Trần Quốc đã tự do nhưng lại đang chuẩn bị tự tử rơi từ một toà nhà cao tầng xuống ở trung tâm thành phố Hồ chí Minh khi hay tin người yêu lý tưởng Hành Trang đã chết bên Mỹ nhưng người chết thật, lại là một cô gái Huế khác. Anh đã bị mắc lừa âm mưu đen tối phá hoại của một kẻ si mê Trang ở Sài Gòn. Năm đó Trang tròn 24 tuổi.

Chuyện tình yêu dài 350 trang giấy A4, vô cùng đẹp và lãng mạn, đẩm nước mắt vì số phận đau thương của Trang và người mẹ. Cuộc tình cao thượng, giữa cô và người yêu có hàng trăm cảnh quay đẹp vô tiền khoáng hậu chưa từng có trong điện ảnh Việt Nam về nữ nhân vật tài năng, xinh đẹp, hát rất hay, có thể sẽ trở thành biểu tượng về cái đẹp mới cho thanh niên Việt Nam hiện nay hướng tới.

3. Kịch bản điện ảnh “Tiên Sa và Chàng Đỏ” (Viết từ 2010 - 2011, tại thành phố Đà Nẵng)

Chuyện về nàng Tiên Sa đã bay qua hàng tỷ thiên hà lạnh lẽo nên khi xuống núi Sơn Trà (Đà Nẵng) dạo chơi nàng ngộ ra trái đất chính là thiên đường. Bị Đỏ lấy trộm mất đôi cánh, tiên phẩn uất nên được trả lại. Tiên bay đi nhưng lại nhớ trái đất ấm áp nên quay về làng biển tự nguyện ở lại lấy Đỏ và giúp người dân chống lại những kẻ tàn phá thiên nhiên. Đỏ đã đưa Tiên Sa đi thăm vẻ đẹp đất nước trên một đoàn 12 xe trâu chở theo hạt giống lấy từ núi Sơn Trà.

Trên chặng đường dài ra bắc vào nam, nàng tiên đã ghé lại nhiều nơi và hết lời ca ngợi các công chúa Việt: An Tư, Huyền Trân, Ngọc Khoa và nhất là Ngọc Vạn; nàng cảm thông sâu sắc với Mỵ Châu và vô cùng  ngưỡng mộ Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh…

Với sắc đẹp tuyệt trần, sự tinh tế, thánh thiện, thông tuệ hơn người và tình yêu thiên nhiên của mình, Tiên Sa đã thuyết phục nhiều người dân nhận ra giá trị và giữ gìn cây cối cũng như động vật mà tạo hoá đã ban tặng trái đất. Tuy nhiên khi trở về lại ngôi nhà dưới chân núi Sơn Trà, nàng đã mất tất cả vì không lường hết được âm mưu thâm độc chống đối nàng quyết liệt bởi những thế lực u mê của loài người trên hành tinh xanh mà đại diện là Đen, người cùng làng với Đỏ.
Phim có nhiều cảnh quay 5 châu trên địa cầu, chẳng hạn cảnh như Tiên Sa ngồi buồn hát an ủi linh hồn những con vật đã tuyệt chủng từ cánh rừng đã cháy bay ra quây quần quanh nàng bên thác Niagara đang cạn dần nước.

"Tiên Sa và Chàng Đỏ" là một trong những kịch bản mới tốt nhất cho điện ảnh thế giới về vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay, bộ phim này sẽ là một kênh quảng bá hiệu quả nhất cho đất nước, lịch sử, con người, văn hoá, thiên nhiên Việt Nam

4. Hiện nay tác giả đang gấp rút hoàn thiện kịch bản phim “Câu chuyện tình thấm máu” (Viết năm 1995). Chuyện phim xẩy ra ở Hà Nội kể về người kỹ sư nông nghiệp Ngọc Quang và một bên là vợ chồng cô người yêu cũ tranh chấp tài sản với Quang tại toà án qua nhiều phiên toà tranh tụng nãy lửa giữa các luật sư vì tờ giấy cam kết nợ tiền viết bằng máu. (Ngày còn yêu nhau vì nhầm người yêu cao quý, hơn nữa quá thương người yêu nghèo khổ và muốn người yêu vui có niềm tin vào tương lai nên Quang viết cam kết nợ mà thực tế không vay nợ gì hết).

5. Kịch bản phim“Đêm trinh trắng trong vườn Lệ Chi” viết năm 1999 nhưng do sai các cứ liệu lịch sử nên năm 2017 tác giả đã viết lại toàn bộ kịch bản.

Kịch bản viết về Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ, vợ của Hành khiển Nguyễn Trãi, bà là một người bạn thân của Lê Thái Tổ (Lê Lợi), mẹ nuôi của vua Lê Thái Tông (Con của Lê Lợi) và là người cứu mạng vua Lê Thánh Tông (Con của Lê Thái Tông) tránh được sự bức hại của phái Tuyên Từ Văn hoàng hậu Nguyễn Thị Anh trong một triều đình không còn tinh hoa mà chỉ một bè lũ thối nát, tàn ác, gian manh, tham lam, ngu xuẩn vô độ; đã hãm hại hầu hết người tài đức.
Bộ phim kể về hành trình đi tìm chân lý, xé toang bức màn che đậy sự thật gần 600 năm qua của triều đình cũng như chính sử ươn hèn của nhiều triều đại phong kiến sau này để phá án oan thiên niên kỷ thứ 2 trong lịch sử đã từng làm chấn động 4 triệu người dân Việt thời đó, trả lại sự công bằng cho con người tuyệt đẹp, trong sáng, đức hạnh, tài hoa và luôn vì nghĩa lớn Nguyễn Thị Lộ, một phụ nữ kiệt xuất của Đại Việt thê kỷ 15 nhưng số phận lại tột cùng tuyệt vọng, bi thảm, ô nhục, oan ức đã để lại niềm xúc cảm đau đớn, nhức nhối, xót thương vĩnh cửu trong lòng hậu thế dân tộc.

*

Ba kịch bản “Quà gửi từ 400 năm trước”, “Người yêu”, “Tiên Sa và Chàng Đỏ” đã được đăng ký bản quyền tại Cục Bản quyền tác giả - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Việt Nam. Và chỉ có một kịch bản đầu tay tác giả gửi cho Hãng phim Giải Phóng và Người Bảo Vệ, còn lại chưa gửi cho bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào.

Mới đây tác giả có gửi thư mời đến đạo diễn Jordan Vogt Roberts - Đạo diễn bộ phim Kong: Skull Island, nói rằng các phim này đều mang tính nghệ thuật và thương mại cao, đáp ứng được yêu cầu của lịch sử đặt ra; Đồng thời tạo bước đột phá mạnh mẽ cho điện ảnh Việt Nam phát triển trong thế kỷ 21. Tác giả mong ông hãy lưu ý đặc biệt, hổ trợ cho dự án phim “Tiên Sa và Chàng Đỏ” được thực hiện. Tuy nhiên ông đang dừng việc đạo diễn phim và có vẻ còn chưa quan tâm đến văn hoá và điện ảnh Việt Nam.
Nhằm khuyến khích làm phim, tác giả cam kết chỉ nhận tiền khi phim đạt cả 2 điều kiện là giải thưởng quốc tế và đem lại lợi nhuận tốt cho nhà đầu tư.

Doanh nghiệp, cá nhân có nhã ý, xin liên hệ với thư ký tác giả theo điện thoại: 0236 3600695. Quý vị được độc quyền truyền thông, lập hội đồng chuyên môn đọc thẩm định tác phẩm, chọn đạo diễn, nhà sản xuất phim. Trong trường hợp nếu nhà đầu tư yêu cầu, tác giả sẽ đền bù kinh phí chi cho hội đồng thẩm định hoặc làm trích đoạn để đưa lên mạng xã hội lấy ý kiến của công chúng mà sau đó nhà đầu tư đổi ý không đầu tư phim.

Mức đầu tư một bộ phim truyện nhựa tại Việt Nam là khoảng 20 tỷ đồng.

Xin đừng bỏ qua cơ hội quý khi có nhu cầu trên. Mong nhận được quan tâm của quý vị.

Tác giả: Bình Trị Thiên   


















                                                                                                     

Quảng cáo