Tạp chí Sông Hương -
Nụ hôn cho toàn thế giới
09:08 | 28/02/2013

Mới đây, họa sĩ người Syria, Tammam Azzam đã sử dụng cái nhìn lý tưởng về tình yêu của danh họa người Áo, Gustav Klimt (1862 - 1918) để làm bật lên sự đau đớn và khổ sở ở đất nước mình.

Nụ hôn cho toàn thế giới
Bức họa Nụ hôn (The Kiss) của danh họa Gustav Klimt

Tình yêu là phương thuốc tốt nhất và hiệu quả nhất cho nghệ thuật chính trị. Tác phẩm graffiti rõ ràng và vui nhộn trên Bức tường Berlin cho thấy một nụ hôn anh em giữa các nhà lãnh đạo là tổng bí thư Liên Xô lâu nhất sau Stalin - Leonid Brezhnev (1906 - 1982) và nhà lãnh đạo Đông Đức thời ấy - người chịu trách nhiệm xây dựng bức tường Berlin - Erich Honecker (1912 -1994) đã trở thành một tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng thế giới. Họa sĩ Banksy mô tả má liền má trong bức tranh tường Họ hôn nhau (Kissing Coppers). Bây giờ họa sĩ Syria, Tammam Azzam đã tận dụng một trong những nụ hôn lớn nhất trong nghệ thuật để phản kháng trước sự đau khổ của đất nước mình trong một cuộc chiến tranh mà thế giới bên ngoài chỉ theo dõi một cách thụ động.

 


 

 

Azzam đã dùng thủ thuật photoshop đưa bức tranh Nụ hôn (The Kiss) của Gustav Klimt lên tường một tòa nhà Syria cổ xưa bị chiến tranh tàn phá. Bức vẽ này lan truyền như nấm, được chia sẻ nhanh chóng trên toàn thế giới. Và không có gì lạ: nó là một hình ảnh cực kỳ xúc động. Tác phẩm của Klimt thể hiện khát vọng hòa bình và công lý – bằng việc sáng tác ra tác phẩm nghệ thuật công cộng rõ ràng này, Azzam tưởng tượng ra một đất nước mà vẫn còn cơ hội cho các cuộc đàm phán hòa bình.

Bức tranh có bóng ma vàng hiện ra trên một mặt tiền đổ nát do Azzam thực hiện là lời kêu gọi nhiệt thành về tình người bao la.

Nụ hôn của Klimt là bức tranh được in ra trên một triệu áp phích có hình nữ thần trí tuệ, chiến tranh, nghệ thuật và thương mại Athena. Nhiều người nghĩ rằng tác phẩm được vẽ ở Vienna trong khoảng 1907-1908 này là một hình ảnh lãng mạn, sướt mướt. Dù thế, nó quá sâu sắc và duy cảm. Klimt mường tượng niềm hạnh phúc ngây ngất của hai con người trong một hình ảnh của tình anh chị em. Nụ hôn lấy chủ đề xuyên suốt qua lời hoan ca “Ode to Joy” của Schiller trong bản Giao hưởng số chín (Symphony IX) của Beethoven: “Đây là nụ hôn cho toàn thế giới!”

 


Nụ hôn trên bức tường đổ nát ở Syria của họa sĩ Tammam Azzam

 

Trong công trình Beethoven Frieze trắng, đen và vàng, vẽ trang trí cho tòa nhà ly khai Vienna vào năm 1902, Klimt muốn minh họa các động tác, tâm trạng và ý nghĩa bản Giao hưởng số chín của Beethoven. Một phần của tuyệt phẩm thơ mộng này mô tả “nụ hôn cho toàn thế giới”. Năm năm sau, khi vẽ Nụ hôn mô tả cái ôm hôn gợi cảm của đôi tình nhân, Klimt đã có cùng một ý tưởng như trước về nhân loại, tình yêu không giới hạn của con người trong một hình ảnh hoàn hảo và sáng láng giản dị hơn.

Lấy hình ảnh khát vọng ấy đặt lên một bức tường đổ nát ở Syria, Azzam đã hoàn toàn đúng khi viện dẫn một trong những tác phẩm nghệ thuật phổ quát nhất để thử thách và làm cảm động trái tim toàn thế giới về nỗi đau của đất nước ông. Một nụ hôn cho toàn cầu!

Theo TRI SƠ - NDBND

Các bài mới
Các bài đã đăng