Tạp chí Sông Hương -
TQ dùng mẹo cờ bạc hay mưu nhà binh trên Biển Đông?
14:53 | 04/04/2013

Các nhà nghiên cứu và dư luận trên thế giới đều cho rằng Trung Quốc đã hết “bài” trên Biển Đông, ngoại trừ còn “bài” quân sự.

TQ dùng mẹo cờ bạc hay mưu nhà binh trên Biển Đông?

“Bài” theo họ nghĩa là các sách lược, chiến lược mang tính công khai, minh bạch trên cơ sở biện chứng khoa học trong tranh chấp, thậm chí chiếm đoạt Biển Đông, chứ “bài” ngang ngược, “xã hội đen”, độc ác vô nhân đạo…thì không nằm trong đối tượng nghiên cứu của họ.

Trung Quốc luôn cảm nhận được rằng, các nước láng giềng mà họ tranh chấp, cướp đoạt chủ quyền là các quốc gia nhỏ bé, yếu so với Trung Quốc thì sẽ không dám làm điều gì đó, mà điều đó, giống như khiêu chiến với Hải quân Trung Quốc – một lực lượng mà Hải quân Mỹ, Nhật Bản nghĩ đến còn phải ngại cơ mà!

Xuất phát từ tư tưởng đó, cho nên, các lực lượng như tàu cá, tàu tuần tra, chấp pháp trên biển trong thời gian qua, cậy có Hải quân mạnh đằng sau là không sợ ai, tha hồ làm càn, nhiều lần cắt cáp tàu nghiên cứu dầu khí Việt Nam, hung hăng ngang ngược xua đuổi, bắt bớ trái phép tàu cá của ngư dân láng giềng, lấy thịt đè người như vụ Scarborough… Đó thực sự như dư luận đánh giá là “khuấy đảo Biển Đông” là nguyên nhân trực tiếp đầu tiên gây nên tình hình căng thẳng trên khu vực.

Mới đây, Trung Quốc gộp các đơn vị tuần tra, chấp pháp trên biển bao gồm Hải giám, Cảnh sát biên phòng, Ngư chính, Cảnh sát hải quan lại thành Cục cảnh sát biển Trung Quốc (tức là những con rồng này được nhốt chung một chuồng mà không bị giải thể) và khi hoạt động ở Biển Đông và Biển Hoa Đông "đều phải lấy danh nghĩa Cảnh sát biển Trung Quốc".

Đây là nét “đặc sắc kiểu Trung Quốc”, bởi lực lượng cảnh sát biển (CSB) “ô hợp” này giống như lực lượng “Hồng vệ binh” mà Trung Quốc sử dụng trong cách mạng văn hóa, nhưng đối tượng chủ yếu của nó là ngư dân láng giềng.

Việc một quốc gia nào đó thành lập Cảnh sát biển chuyên trách thực thi pháp luật trên vùng biển chủ quyền của mình được quốc tế thừa nhận thì không có gì lạ. Nhưng “pháp lý hóa” cấp nhà nước hay “bảo kê” cho nhiều lực lượng hoạt động trên biển ở khu vực tranh chấp và cả những khu vực thuộc chủ quyền quốc gia khác được “mang danh cảnh sát biển Trung Quốc” là gây nguy hiểm cho láng giềng, là hành động cậy thế nước lớn, ngang ngược.

Ông Hạ Kiến Bân, Chủ tịch Tập đoàn quốc doanh Ngư nghiệp Bảo Sa tại tỉnh Hải Nam, đã từng thúc giục chính phủ nước này vũ trang và huấn luyện quân sự cho 100.000 ngư dân Trung Quốc để tràn xuống Biển Đông đối đầu với các nước trong khu vực…chắc không phải chờ lâu vì chỉ cần cái tập đoàn của ông được sáp nhập vô Cục cảnh sát biển Trung Quốc là lập tức toại nguyện.

Ông sẽ được trang bị vũ khí phương tiện (“danh nghĩa của CSB Trung Quốc” mà) tha hồ tự tung tự tác với đồng nghiệp láng giềng.

Ông Trần Tích Quý, Cục trưởng Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc, cơ quan quản lý trực tiếp lực lượng tàu Hải giám cũng là chính ủy Cục cảnh sát biển Trung Quốc cũng đã cao giọng tuyên bố: "Trung Quốc sẽ không chủ động gây sự trên biển, nhưng có ai đó xâm phạm và thách thức lợi ích biển của Trung Quốc, Trung Quốc quyết không tha”

Ai cũng biết đứng sau nó là Hải quân Trung Quốc,  họ khuyến khích các “con rồng” này để trục lợi, biến thành một công cụ gây hấn, xâm lược hay rõ hơn là công cụ bành trướng, gây ra những nguy hiểm khôn lường cho tính mạng, tài sản của ngư dân các nước láng giềng.

Tất cả những dấu hiệu đó báo hiệu một hành động trấn áp, ngang ngược, cơ bắp hơn mà các lực lượng mang danh là Cảnh sát biển Trung Quốc sẽ thực hiện trên “cái phông” là các cuộc tập trận diễu võ dương oai của hải quân trên Biển Đông… là không tránh khỏi cho ngư dân các nước trong khu vực Biển Đông.

Vậy thì thử hỏi với lối tư duy và hành động theo kiểu “xã hội đen” như vậy thì có bao giờ hết bài, thưa các nhà nghiên cứu chiến lược thế giới?

 Với tầm nhìn chiến lược của đảng CSVN, Cảnh sát biển Việt Nam, thành lập năm 1998, đã thực sự là lực lượng hiện đại đủ sức hoàn thành sứ mạng giao phó: Thực thi pháp luật Việt Nam trên biển.
Máy bay tuần thám của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam

Điều đáng buồn và mỉa mai là công cụ bành trướng này tỏ ra vô cùng ngang ngược, độc ác vô nhân đạo bao nhiêu, như bắn vào tàu cá ngư dân Việt trong vùng chủ quyền, đánh cá truyền thống của họ, thì cũng bị “người sử dụng” đối xử như vậy bấy nhiêu. Chúng chỉ là “vật tế thần chiến tranh” mà thôi.

Việc sử dụng bài “công cụ bành trướng” là nguy hiểm, là tiềm ẩn gây nên nguy cơ xung đột quân sự rất cao trên Biển Đông, thực chất nó là một con dao 2 lưỡi, chỉ là “mẹo cờ bạc” chứ không phải là mưu lược nhà binh. Gian lận, xảo trá, lấy thịt đè người chỉ có thể một lần thắng, tạo ra được một Scarborough mà thôi.

Nhưng, khi một quốc gia không sợ bất cứ kẻ thù nào, kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh hải bằng mọi giá; khi một quốc gia vốn rất yêu chuộng hòa bình mà bị buộc phải tự bảo vệ mình ở mức cao nhất không có thể còn nín nhịn hơn được nữa thì cái công cụ bành trướng tác quai tác quái trên biển đó sẽ biến mất ngay khi cần thiết.

Đã đến lúc Việt Nam phải cảnh báo cho khu vực và thế giới biết hành vi của các lực lượng được “mang danh” cảnh sát biển Trung Quốc, hoạt động ở khu vực tranh chấp và khu vực không thuộc chủ quyền của Trung Quốc trên những con tàu quân sự “đội lốt” dân sự.
 

   Máy bay tuần thám của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam
Với tầm nhìn chiến lược của đảng CSVN, Cảnh sát biển Việt Nam, thành lập năm 1998, đã thực sự là lực lượng hiện đại đủ sức hoàn thành sứ mạng giao phó: Thực thi pháp luật Việt Nam trên biển.

Trước một lực lượng tuần tra, chấp pháp trên biển của Trung Quốc đông và mạnh với hành động ngang ngược, hung hăng như vậy; trước một mục đích sử dụng lực lượng này làm công cụ bành trướng như vậy…không ai không nghĩ rằng sẽ có xuất hiện thêm vài “Scarborough Việt Nam”. Nhưng, cho đến nay, cái gì của chúng ta, ta giữ lấy, đó là thực tế không thể xuyên tạc, chối cãi.

Bảo vệ ngư dân, cùng ngư dân, vì ngư dân là bảo vệ chủ quyền. Việt Nam đã, đang và sẽ như vậy, chẳng có ai nghi ngờ về điều đó. Nhưng lực lượng chấp pháp trên biển của Việt Nam không làm như vậy với ngư dân Trung Quốc không phải vì Việt Nam quá sợ mấy cái tàu chiến Trung Quốc đang diễn tập diễu võ dương oai ngoài khơi mà vì Việt Nam không có, không thể hành xử cái lối độc ác, vô nhân đạo.

Ngư dân Trung Quốc cũng như ngư dân Việt Nam vô tội, hiền lành chỉ mưu sinh khó nhọc trên biển.

Nhân dân Việt Nam kiên quyết phản đối hành động bắn vào tàu cá của ngư dân Việt Nam, đuổi bắt phá hoại tài sản… Đây là hành động không đẹp của một nước lớn. Yêu cầu Trung Quốc chấn chỉnh Hải giám và các lực lượng “mang danh” CSB Trung Quốc, không được tái diễn hành động độc ác vô nhân đạo đó, nếu không, Trung Quốc chỉ chuốc lấy lòng căm hận ngút trời của toàn thể dân tộc Việt Nam.

Mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh.

  • Theo Lê Ngọc Thống - Đất Việt

 

 

 

 

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng