Tạp chí Sông Hương -
Diện mạo mới của văn hóa Huế
08:46 | 08/05/2013

15 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 5( khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đã mang lại cho sự nghiệp văn hóa của TT Huế một diện mạo mới vừa đậm đà bản sắc của vùng đất từng là kinh đô của cả nước lại năng động trông xu thế hội nhập với văn hóa thế giới.

Diện mạo mới của văn hóa Huế
Bế mạc Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ V năm 2013

 

Hoạt động văn hóa, nghệ thuật  trên địa bàn đã không  ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, góp phần nâng cao  đời sống tinh thần cho mọi tầng lớp nhân dân.Đặc biệt các kỳ Festival Huế và các kỳ Festival nghề truyền thống Huế được tổ chức thành công góp phần khẳng định vị thế về chính trị, văn hóa và du lịch, mở rộng quan hệ ngoại giao và hợp tác quốc tế, tạo động lực phát triển toàn diện kinh tế- xã hội của tỉnh TT Huế, đồng thời góp phần giữ gìn, tôn tạo những giá trị bản sắc văn hóa Huế.Năm 2012, TT Huế đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia với 30 sự kiện văn hóa thể thao và du lịch có quy mô trong nước, khu vực và quốc tế. Trong đó, Festival Huế 2012 với chủ đề: “ Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển- Nơi gặp gỡ các thành phố lịch sử” là điểm nhấn đã để lại dấu ấn tốt đẹp đối với du khách trong và ngoài nước. Thành công của Năm Du lịch quốc gia và Festival Huế 2012 đã tạo tiếng vang lớn, góp phần khẳng định vị thế của Trung tâm văn hóa, du lịch lớn của cả nước, tạọ sức lan tỏa của một vùng đất di sản văn hóa, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.


Festival làng nghề Huế

Từ những thành tựu về văn hóa cũng như một số hạn chế trong suốt một chặng đường dài thực hiện Nghị quyết Trung ương 5; bài học kinh nghiệm đã được ngành Văn hóa,thể thao và du lịch TT Huế rút ra đó là: Cần phát huy tối đa lợi thế của vùng đất Cố đô Huế trong quá trình triển khai Nghị quyết; xử lý tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, giữa truyền thống và hiện đại, phát triển những yếu tố tích cực trên cơ sở kế thừa hợp lý những kết quả đã đạt được. Gắn khai thác tiềm năng văn hóa, di sản với bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc và vùng đất Cố đô Huế, tăng nguồn vốn đầu tư thích đáng cho hoạt động văn hóa để thu hút và tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế xã hội phát triển.Ưu tiên đầu tư kinh phí để xây dựng các thiết chế văn hóa quan trọng nhằm tạo động lực mới để khẳng định vị thế của văn hóa Huế, đồng thời phục vụ nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư phát triển văn hóa và dịch vụ văn hóa theo đúng định hướng của Đảng và nhà nước. 


Triển lãm tư liệu Hán- Nôm tại Thư viện Tổng hợp TT Huế

Nghị quyết Trung ương 5 ( khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” ra đời đã đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển KT-XH đất nước và quê hương TT Huế. Đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt với nhiều loại hình giải trí phong phú, đa dạng và lành mạnh. Các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống được tiếp tục bảo tồn và phát huy. Môi trường hoạt động văn hóa ngày càng phát triển ổn định, lành mạnh. Giao lưu và hội nhập quốc tế về văn hóa đạt được những kết quả quan trọng, góp phần khẳng định vị thế của TT Huế đến bạn bè trong nước và quốc tế. Từ những thành quả quan trọng này, những năm tới, TT Huế tiếp tục triển khai sâu rộng các nội dung của Nghị quyết  làm thay đổi một bước đời sống xã hội, diện mạo văn hóa của khu vực nông thôn, đô thị, làm cho văn hóa thấm sâu vào mỗi người dân, phát huy các thuần phong mỹ tục, truyền thống của văn hóa tốt đẹp có tính đặc thù của vùng văn hóa Huế; góp phần xây dựng TT Huế thành một trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của cả nước.

 

 Theo TRT

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng