Tạp chí Sông Hương -
Công dân đầu tiên của Trường Sa nói về tình yêu biển đảo!
09:15 | 11/06/2013

Ngày 16/5/2009, tại bệnh xá quân – dân y trên xã đảo Song Tử Tây thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, sản phụ Trương Thị Liền đã hạ sinh thành công một ca sinh khó tại đảo. Khi cháu bé chào đời, không chỉ có quân, dân đảo Song Tử Tây vui mừng mà trong đất liền, ai biết tin đều thấy hạnh phúc. 

Công dân đầu tiên của Trường Sa nói về tình yêu biển đảo!

ì em là công dân đầu tiên nên chỉ huy đảo đã đặt cho em cái tên Hồ Song Tất Minh. Hồ là họ của cha, song là tên điệm lấy từ đảo Song Tử Tây; còn Tất và Minh là tên của hai vị tướng đang công tác tại đảo.

Trải qua hơn 4 năm sinh sống tại đảo, giờ công dân đầu tiên đã bắt đầu biết những con số, đánh vần những con chữ vỡ lòng. Đặc biệt, khi nhắc đến biển đảo, lúc nào em cũng bảo “con thích sống ở đảo” và cũng như những đứa trẻ khác sinh sống trên quần đảo Trường Sa, công dân đầu tiên của Trường Sa cũng thuộc rất nhiều bài hát về chú bộ đội.

Chị Trương Thị Liền, mẹ em kể: ngày xưa, lúc mang bầu Tất Minh, 2 vợ chồng muốn sinh ở đảo phải làm đơn cam kết, chịu trách nhiệm nếu có bất trắc xảy ra. Bà con ở đây, ai cũng kêu mình về đất liền mà sinh rồi lại ra đảo lại nhưng vợ chồng em muốn mang bầu con ở đây thì sinh con ở đây. Lúc đó, ngày nào em cũng cầu trời khẩn Phật xin cho mẹ tròn con vuông. Trời Phật thương với tình cảm mọi người trên đảo đã cho em sức mạnh nên sinh bé rất nhẹ nhàng, không gặp phải nguy hiểm gì hết. Giờ bé được 4 tuổi, ngoan ngoãn và rất hiền.

Khi phóng viên nói với em: “Ở đất liền nhiều trò chơi lắm, nhiều bạn nữa”, em liền lắc đầu: “Không thích đâu. Con ở đảo à."

Như cái tên Minh mà các vị tướng đã đặt, em khá thông minh và nhanh nhẹn. Hỏi em bất cứ điều gì, em điều trả lời bằng tiếng “dạ” đầu tiên. Khi mà phóng viên đài VTV hỏi các anh chị, có thích về đất liền không? Có bé trả lời có, có bé trả lời không. Còn bé Minh thì lắc đầu. Hỏi vì sao không thích thì em đáp: “Dạ, con thích ở đây. Ở đây có mẹ, có ba, có chú bộ đội, có thầy nữa. Chiều ở đây con đi chùa với mẹ. Tới chùa, thầy kể chuyện con nghe; các chú bộ đội dạy hát, con thích”.

Khi phóng viên nói với em: “Ở đất liền nhiều trò chơi lắm, nhiều bạn nữa”, em liền lắc đầu: “Không thích đâu. Con ở đảo à. Ở đây, tối đèn sáng lắm, tối có cháo ăn; có chè nữa. Các chú dạy con đi bước 1,2,1,2 nữa. Con không muốn đi đâu”. Nói xong, em chạy đi chơi. Có ai kêu em hỏi gì, em cũng không chịu.

Mặc dù sinh tại đảo, chưa biết gì về đất liền nhưng em lại rất thích chơi các trò chơi dân gian mà các chú bộ đội bày cho. Em thích chơi cò chẹp, chơi oẳn tù tì, trốn tìm… Mẹ em bảo: “Suốt ngày cứ quấn lấy các chú bộ đội không thì chạy qua chùa quấn lấy thầy. Các đoàn đến thăm, cháu nó cũng mừng nhưng mỗi lần rủ về đất liền mua áo đầm cho mặc là cháu nó thay đổi sắc mặt liền. Có khi cháu nói, mẹ ơi cô đó xấu. Không hiểu sao, cứ ai nói về đất liền là cháu nó ngoảnh mặt thế đó. Bữa tình cờ ba cháu hỏi, sau này muốn làm gì?. Con trả lời ngọt xớt, nói là làm nhiều lắm. Phải làm y tá chữa bệnh cho chú bộ đội, rồi làm cô giáo nữa. Cha cháu hỏi, không về đất liền sao?. Con bé ụ mặt xuống im ru, bữa sau bé đi méc với các chú là ba bắt về đất liền. Ai cũng cười, nhưng được tính đó, ở đây ai cũng thương cháu nó hết”.

Ở đây ai cũng thương cháu và thường cho cháu kẹo ăn.

Biết được nhiều bài hát, nhưng bài mà Tất Minh thường xuyên hát nhất, mỗi khi ca cho tôi nghe đó là bài “cháu thương chú bộ đội”. Đang hát, bé đột nhiên hỏi tôi: “Chú có thương chú bộ đội không”, câu hỏi làm cho tôi cũng như đồng nghiệp mình có mặt tại đấy hết sức bất ngờ. Trả lời với bé: “Chú yêu”, còn cháu có yêu chú bộ đội không? Bé cười tươi rồi gật đầu, đáp “dạ có”.

Hỏi vì sao yêu, hồn nhiên em kể: “Mấy chú Trung Quốc cứ qua biển mình hoài hà. Bữa đi tàu to ơi là to qua, chú bộ đội của con chạy tàu ra đuổi mấy chú Trung Quốc về. Đuổi xong, áo các chú bộ đội ướt hết luôn. Con không thích mấy chú Trung Quốc hung dữ, ăn hiếp các chú bộ đội của con. Con ráng ăn nhiều cơm, cao hơn tí nữa con sẽ đi đuổi tàu Trung Quốc phụ các chú bộ đội của con”.

Nghe cháu kể chuyện mà phóng viên đều cười thích thú, mà bất cứ ai khi tiếp xúc với bé đều cảm thấy thương, thấy mến.

Hồn nhiên, chất phát và dám nói yêu, ghét là những tình cảm rất thật – mà bất cứ ai khi tiếp xúc với bé đều cảm thấy thương, thấy mến. Nhất là khi nghe em bộc bạch lý do thích đến chùa: “Con đi chùa với mẹ, con thấy vui. Với lại được giọng chuông, thầy nói giọng chuông sẽ học giỏi, các chú Trung Quốc nghe được tiếng chuông sẽ không qua ăn hiếp các chú bộ đội của con nữa, con muốn vậy”.

Trước những câu nói hỏm hỉnh của em, nhiều người tiếp xúc với em khi đến thăm đảo bảo nhau là: “Đúng chất con nhà nòi. Được sinh ra ở đảo, ảnh hưởng nếp sống, được truyền lửa từ nhỏ nên tình yêu biển đảo nó ăn sâu vào người con bé. Không phải đứa trẻ nào cũng thông minh, giỏi như bé Tất Minh này đâu nhé. Đây là điều đáng tự hào, không hổ danh là công dân đầu tiên của Trường Sa”.

Theo Công Minh - nguyenphutrong.net

 

 

 

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng