Tạp chí Sông Hương -
Tác giả “Dế mèn phiêu lưu ký” qua đời
08:32 | 07/07/2014

Nhà văn Tô Hoài, tác giả của "Dế mèn phiêu lưu ký” qua đời vào trưa ngày 6/7, hưởng thọ 95 tuổi.

Tác giả “Dế mèn phiêu lưu ký” qua đời
Nhà văn Tô Hoài gắn với nhiều truyện ngắn nổi tiếng, trong đó có “Dế mèn phiêu lưu ký”.

Thông tin từ phía gia đình nhà văn Tô Hoài cho biết, ông qua đời vào trưa ngày 6/7, tại Hà Nội.

Nhà văn Tô Hoài sinh ngày 27/9/1920. Tên khai sinh của ông là Nguyễn Sen. Ông sinh ra trong một gia đình thủ công tại quê nội ở huyện Thanh Oai, quận Hà Đông, Hà Nội. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội).  Bút danh Tô Hoài gắn còn với hai địa danh: Sông Tô Lịch và Phủ Hoài Đức.

Năm 1943, nhà văn Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Trong kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc.

Tô Hoài được biết đến qua nhiều truyện ngắn, hồi ký nổi tiếng, trong đó có truyện dài “Dế mèn phiêu lưu lý”. Đây là truyện dài nổi tiếng ông viết dành cho thiếu nhi.

Sau hơn 60 năm hoạt động sáng tác, viết truyện, đến nay ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận.

Ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt 1 - 1996) cho các tác phẩm: Dế mèn phiêu lưu ký, Nhà nghèo, Miền Tây, Vợ chồng A Phủ, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, Xóm giếng, Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc…

Nhà văn Tô Hoài gắn liền với nhiều truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký gồm: “Những gương mặt”, “Cát bụi chân ai”- đây là hồi ký ông viết về các văn nghệ sĩ cùng thời như nhà văn Nguyễn Tuân, Xuân Diệu; hồi ký “Cỏ dại”- nhà văn Tô Hoài đã vẽ lên bức tranh chân thực về một vùng quê ở ngoại thành Hà Nội. Đó là cảnh sống nghèo khó, khốn khổ cùng cực, những phong tục tập quán cổ hủ với những tâm tình u uẩn của người thợ thủ công Nghĩa Đô.  

Trong các truyện dài và tiểu thuyết của Tô Hoài còn phải kể đến bộ ba truyện viết về thời kỳ dựng nước từ xa xưa của dân tộc: “Đảo hoang”, “Chuyện nỏ thần”, “Nhà chứ”. Những tác phẩm này khai thác các truyền thuyết, truyện cổ tích, phong tục, văn hóa cổ xưa thời đó.

Theo Đức Nguyễn - Khampha.vn

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng