Tạp chí Sông Hương -
Bảo vật Chùa Trúc Lâm
09:35 | 21/08/2014

Chùa Trúc Lâm là nơi sở hữu nhiều báu vật thuộc vào hàng quốc bảo vốn thu hút các nhà nghiên cứu, sưu tầm cổ vật khắp nơi cố công tìm hiểu về chúng. Một trong số đó là Bản kinh Kim Cang thêu bằng chỉ ngũ sắc.

 Bảo vật Chùa Trúc Lâm

Giữa không gian thanh tịnh, chùa Trúc Lâm tọa lạc trên một ngọn đồi thuộc xã Thủy Xuân cách trung tâm thành phố Huế về phía Nam khoảng 7 km đường bộ. Trúc Lâm không phải là ngôi chùa cổ nhất ở Huế, nhưng là nơi hội tụ của nhiều vị trụ trì danh tiếng. Đây cũng là nơi sở hữu nhiều báu vật thuộc vào hàng quốc bảo vốn thu hút các nhà nghiên cứu, sưu tầm cổ vật khắp nơi cố công tìm hiểu về chúng. Một trong số đó, là bảo vật mà quan binh nhà Nguyễn mang từ đất Bắc trở vào Huế: Bản kinh Kim Cang (hay còn được gọi là bản kinh Kim Cương) thêu bằng chỉ ngũ sắc.

Toàn bộ bản kinh gồm hơn 7.000 chữ Hán được thêu tay bằng chỉ ngũ sắc trên nền gấm và lụa đào, dài 2,47m, rộng 23,4cm. Cho đến nay, đây là kỷ lục cho bộ Kinh Phật thêu tay cổ trên lụa dài nhất Việt Nam.

Ông Hồ Tấn Phan - một nhà sưu tầm cổ vật chia sẻ: “Tôi chưa từng được nghe cũng chưa từng được chứng kiến trực tiếp một bản kinh nào thêu một cách công phu và đồ sộ thế này. Cùng với những bảo vật khác, bản kinh Kim Cang hiện được bảo mật hết sức nghiêm ngặt tại chùa Trúc Lâm. Trước đó, nó đã trải qua chặng đường khá ly kì”.

Sau khi được mang vào Huế, có một thời gian, bản kinh kim cương thêu này được cất giữ tại Khương Ninh Các thuộc Hoàng Thành Huế. Tuy nhiên, đến thời Khải Định (1916-1924), bản kinh này đã bị thất lạc.

Lần theo chặng đường đó, nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan tìm đến chùa Hồng Ân để tìm hiểu về ni trưởng Thích Nữ Diệu Không, người có công lớn trong việc tìm ra bản kinh quý…

Nhận định bản kinh Kim Cang thêu tay là một pháp bảo hết sức quý giá, Ni trưởng Diệu Không sau đó truyền cho các đệ tử cố công truy tìm bản kinh Kim Cang bị thất lạc trong dân gian…

Sau khi có được bản kinh, ni trưởng Diệu Không đã giao lại cho hòa thượng Giác Nhiên cất giữ bảo quản tại Chùa Tây Thiên. Tuy nhiên, thời gian bản kinh lưu lại tại đây cũng không lâu.

Như vậy, trải qua chặng đường dài lưu lạc, bản kinh tìm đến chùa Trúc Lâm, như sự tùy duyên của đạo Phật, nơi đâu duyên lành thì bảo vật sẽ tìm đến, cuối cùng bản kinh được đặt trang trọng ngay chính giữa, trước bàn thờ Phật tổ trong ngôi chùa Trúc Lâm đại tự và được gìn giữ đến ngày nay.

Nguồn Khám phá Việt Nam

 

 

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng