Nếu như trong lịch sử, Spartacus chỉ đơn thuần là một anh hùng nô lệ thì trong vở ballet Spartacus (hay Spartak) đây chính là một nô lệ có xuất thân quân vương. Chàng là vua của trước khi bị bắt sau khi thua trận chiến với quân La Mã. Spartacus và vợ (Phrygia) có mặt trong đoàn nô lệ của quân La Mã khi Crassus dẫn đầu đoàn quân La Mã chiến thắng trở về thành
Rome
. Spartacus được
Aegina
(vợ Crassus) mua về phục vụ mình. Spartacus đã cự tuyệt ham muốn của
Aegina
và bị đẩy vào cuộc đấu đến chết với những đấu sĩ. Trên đấu trường, Spartacus vô tình giết chết một người bạn của mình. Chàng đau đớn cho số phận cùng cực của những người nô lệ và quyết đứng lên kêu gọi những người anh em khởi nghĩa giành lại tự do.
Nghĩa quân ngày càng lớn mạnh. Quân La Mã hoảng sợ. Crassus sai
Aegina
mang thuộc hạ đi mua chuộc nghĩa quân. Gramodi và một số nghĩa quân đã bị mua chuộc chạy theo quân La Mã. Spartacus và những người anh em nô lệ còn lại vẫn quyết chiến. Quân La Mã chuẩn bị tấn công. Trước trận chiến cuối cùng, Spartacus và vợ chia tay trong yêu thương da diết. Spartacus và nghĩa quân quyết chiến một trận sống còn với quân La Mã. Trận chiến thực sự không cân sức, chàng hy sinh, nhưng sự tiếc thương về người anh hùng nô lệ mãi còn trong trái tim mọi người.
So với vở diễn gốc dài tới 3 tiếng 15 phút với ba màn, sang tới Việt
hai biên đạo dàn tập là nghệ sĩ nhân dân Kiều Ngân và nghệ sĩ Hồng Phong đã rút gọn vở xuống còn 1 tiếng 45 phút với hai màn. Bản thân các phông của vở so với bản gốc cũng giảm rất nhiều, chỉ còn 3 so với 14 tấm. Nghệ sĩ Hồng Phong giải thích cho sự rút gọn này bằng cả thực lực của nhà hát và khả năng ngồi xem của khán giả. Công chúng Việt chưa có khả năng ngồi lâu đến thế để thưởng thức một vở ballet. Cũng nhờ rút gọn, các scène nhỏ trở nên ngắn hơn, dễ hiểu, dễ cảm hơn. Thêm vào đó, cách thức dựng cũng rất kinh điển nhờ việc tham khảo và dựng lại phần lớn theo vở diễn của Nhà hát lớn
Moscow
. Cuộc chiến giác đấu, nơi thể hiện nỗi đau khổ cùng cực của thân phận nô lệ cũng là một đoạn như vậy.
Trước màn giác đấu là một vũ điệu mê cuồng dồn dập của các vũ công trong trang phục đỏ. Mỗi bước nhảy, mỗi điệu nhạc càng lúc càng gấp gáp, tăng nhanh về tiết tấu và mạnh dần lên về âm lượng. Nhưng tới khi cuộc chiến bắt đầu, tất cả những điều này như khựng lại, gây một cảm giác hẫng hụt. Cuộc chiến giác đấu giữa hai võ sĩ bịt mặt diễn ra chậm chạp. Những động tác chiến đấu được múa với tốc độ đủ để tạo cảm giác như một cuốn phim quay chậm.
Giao đấu mà không nhìn thấy nhau, có những khi hai chiến sĩ gần như áp lưng vào nhau mà không hay biết. Lưỡi kiếm trên tay huơ về phía trước mù loà như chính thân phận không ánh sáng cuối đường của họ. Đám đông đứng hai bên lề sân khấu giãn ra với vẻ sợ sệt đủ để mô tả sự khốc liệt sinh tử của cuộc chiến. Rồi Spartacus đâm trúng võ sĩ còn lại. Nhát đâm vẫn trong tiết tấu chậm, đủ để thấy anh đã thắng khi bị buộc phải thắng, nhưng nhát đâm không có vẻ của một kẻ khát máu người. Trong quang cảnh đó, Crassus ưỡn ngực tiến lại, hãnh diện và nhơn nhơn với vai trò người chiến thắng bởi chính hắn mới là kẻ chiến thắng tất cả.
Cùng cảm hứng về người anh hùng chống chế độ nô lệ, vở ballet còn có nhiều đoạn đẫm chất sảng khoái, thượng võ như đoạn các nô lệ tụ họp dưới quyền Spartacus, lập doanh trại và cùng nhau chiến đấu. Trong cuộc chiến không cân sức mà quân La Mã đông, mạnh hơn rất nhiều, các biên đạo cũng đã khéo léo dựng sao để tạo cảm giác chênh lệch này với số diễn viên của hai cánh quân như nhau. Quân La Mã khi đó được chạy thành hai hàng ngang, quân Spartacus quây lại thành hình tròn kẹp giữa hai hàng ngang đó. Kết thúc cuộc chiến, khi quân La Mã rút đi, xác nghĩa quân nằm lại được tạo hình như một quần tượng. Trong cảnh tiếp theo, Spartacus sẽ chết mà vẫn sừng sững trên độ cao của quần tượng này. Tuy hạn chế về chiều cao, “hoàng tử” ballet Việt
– Cao Chí Thành thực sự đã tái hiện được một hình ảnh Crassus ngạo nghễ của cái ác linh hoạt, trí xảo, quyền lực. Tạo hình nhân vật với trán ngẩng cao quá mức bình thường, tóc đuôi ngựa, bước đi rướn dài, ngực ưỡn căng, Thành tâm sự, nhân vật là một cố gắng vì từ trước tới nay anh hoàn toàn chỉ diễn chính diện.
Đàm Hàn Giang (Spartacus) như nhiều người trong nhà hát đánh giá, có ngoại hình và tố chất để vào vai người anh hùng đẫm chất cổ điển. Được đào tạo bài bản tại trường và mới qua một chuyến tu nghiệp tại
Hong Kong
, song Giang cũng mới dừng lại ở sự đào sâu một góc cạnh trong hình tượng. Nhân vật của Giang do đó tuy yêu thương vợ da diết vẫn chưa đủ làm cho tình yêu ấy trở thành một ám ảnh sân khấu. Spartacus chỉ yêu như một người hùng rất đúng mực trong mọi quan hệ. Cũng như vậy, khi cự tuyệt
Aegina
, Spartacus của Giang chỉ khước từ như một người nghiêm túc mà không có trong đó sự đau đớn vì bị sỉ nhục nhân phẩm.
Có lẽ, đẩy đển tận cùng về trên góc cạnh người anh hùng nổi dậy chống chế độ nô lệ, Spartacus của nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam đã thiếu đi sự đa chiều. Trong hình tượng này, một trong những vẻ đẹp đặc trưng của một võ sĩ giác đấu là sự gợi cảm của giới tính lại bị quên mất không được khai thác. Mà theo nhà nghiên cứu người Anh, Rolfe Hutchinson nhận định: “Rất nhiều minh tinh màn bạc ngày nay muốn khoe một chút vòng ba và người La Mã cũng vậy, thậm chí còn hơn thế. Người La Mã không chỉ coi các võ sĩ như những chiến binh dũng cảm mà còn là biểu tượng tình dục. Họ chính là những minh tinh vào thời đó”.
Theo SGTT |