Tạp chí Sông Hương -
Cuộc thi hát Thính phòng – Nhạc kịch lần thứ IV 2009: Quy chế vẫn thiếu sót?
08:58 | 23/04/2009
Đó là nhận xét của nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội nhạc sỹ Việt Nam, thành viên Ban chỉ đạo cuộc thi hát Thính phòng – Nhạc kịch lần thứ 4 khi cầm bản quy chế cuộc thi do Cục Nghệ thuật (NTBD) biểu diễn soạn thảo và công bố trong buổi họp báo chiều nay (22/4).
Cuộc thi hát Thính phòng – Nhạc kịch lần thứ IV 2009: Quy chế vẫn thiếu sót?
Cuộc thi hát Thính phòng - Nhạc kịch cần được quan tâm hơn nữa

* Sao không tôn vinh những Aria và Romance của Việt ?

Trong bản quy chế cuộc thi số 117/NTBD mà Cục NTBD công bố chiều nay có đề rõ, đối tượng dự thi là tất cả thí sinh trong độ tuổi từ 18 – 36 đều được dự thi. Các thí sinh phải trải qua 2 vòng: Vòng 1- mỗi thí sinh trình bày 3 tác phẩm (1 Aria của các nhạc sỹ thế kỷ 17,18 trở về trước; 1 Aria tự chọn và 1 ca khúc Việt Nam), thời lượng 3 tác phẩm không dưới 12 phút. Vòng 2 – mỗi thí sinh trình bày 4 tác phẩm (1 Aria của các nhạc sỹ thế kỷ 18, 19, 20; 1 Romance cổ điển, hiện đại hoặc đương đại nước ngoài và 2 ca khúc Việt Nam), thời lượng trình bày tác phẩm không dưới 15 phút.

Theo nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân, nội dung này trong quy chế chưa rõ ràng. Tại sao khi yêu cầu thí sinh trình bày những tác phẩm Aria và Romance thế giới lại không thấy đề rõ thí sinh phải hát những bản Aria hoặc Romance của Việt mà lại đề chung chung là “ca khúc Việt ”?. Nếu đề “ca khúc Việt ”, thì thí sinh sẽ lựa chọn thế nào thì mới đúng yêu cầu và tiêu chí của Ban tổ chức? Liệu một bài nhạc Pop và Rock có thể hát theo dạng thính phòng được không?

Với tư cách là Chủ tịch Hội nhạc sỹ Việt và là thành viên Ban chỉ đạo cuộc thi, nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân nhận xét: “Nếu như các thí sinh không hát nổi những tác phẩm Aria và Romance Việt thì làm sao hy vọng họ trình bày những tác phẩm của Thế giới. Ở đây là vấn đề thái độ và nhận thức đối với thể loại nhạc thính phòng – nhạc kịch của Việt . Cá nhân tôi rất ủng hộ cuộc thi này, và mong nó trở thành một sự kiện âm nhạc lớn đúng nghĩa, là một Concour thực sự chứ không phải là một sự kiện bình thường. Và để có được điều này, rất cần đến sự nhìn nhận của những người tổ chức và của cả công chúng để nâng tầm sự kiện”.


Ca sỹ Sao mai 2006 Thành Lê
cũng dự thi


Khi được hỏi sự kiện này Cục NTBD phối hợp cùng Hội nhạc sỹ Việt Nam thực hiện, sao lại để xảy ra tình trạng đến ngày công bố với công luận về cuộc thi thì mới hay là có sự thiếu sót trong quy chế, nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân cho biết, quyết định việc tổ chức cuộc thi được Bộ VHTT&DL ban hành vào ngày 4/3/2009, trong công văn số 861/QĐ – BVHTTDL nhưng đến hôm nay anh mới nhận được giấy mời dự họp báo và biết mình nằm trong Ban chỉ đạo. “Ngày 24/4, cuộc thi bắt đầu nên việc thay đổi, bổ sung quy chế là không thể. Điều này có lẽ sẽ ít nhiều gây những thiệt thòi cho những thí sinh dự thi khi lựa chọn danh mục tác phẩm thể hiện. Có lẽ, lần sau chúng ta sẽ rút kinh nghiệm tổ chức hơn”, nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân giãi bày.

* Liệu có xảy ra tình trạng trò hát, thầy chấm?

Phó cục trưởng Cục NTBD Đào Đăng Hoàn trả lời báo chí về độ tuổi dự thi của thí sinh từ 18 – 36, bởi BTC nhận thấy rằng, đây là cuộc thi rất khó và không phải ai cũng dám dự thi. Những thí sinh tham dự hát thính phòng – nhạc kịch phần lớn là những người phải qua đào tạo bài bản một cách chuyên nghiệp trong những “lò” đào tạo của cả nước như Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà hát nhạc Vũ kịch Việt Nam… vì vậy chỉ những thi sinh từ độ tuổi 18 – 36 mới đủ điều kiện về kỹ thuật và được đào tạo bàn bản mới có thể thi được.

Nhìn vào danh mục 46 thí sinh dự thi thì chỉ có 3 thí sinh tự do, còn lại đều đang hoạt động trong các đoàn nghệ thuật của cả nước, trong đó Học viện âm nhạc Quốc gia Việt có số người tham gia đông nhất là 18. Câu hỏi mà nhiều nhà báo đặt ra là, liệu phần lớn thí sinh đều thuộc các “lò” đào tạo thì có xảy ra tình trạng Hội đồng Giám khảo là các thầy dạy của các thí sinh trong các trường? Và như vậy cuộc thi mà giới chuyên môn đánh giá cao và kỳ vọng đó sẽ là Concour của Việt Nam có thật sự mang tính chuyên nghiệp hay chỉ là một cuộc “trả bài” của thí sinh đối với thầy mình?

Thể loại Thính phòng và nhạc kịch luôn được đánh giá là dòng nhạc cao cấp, bác học nhất, đòi hỏi người thể hiện và người thưởng thức phải có trình độ, kiến thức và nhận thức thẩm mỹ nhất định. Tuy nhiên, ở Việt thể loại này vẫn chưa được công chúng nhìn nhận đúng vị trí, hay nói đúng hơn nó đang bị lấn át bởi những thể loại nhạc dễ nghe mang tính giải trí. Những người tâm huyết đã đổ rất nhiều công sức, trí tuệ và tiền bạc để theo đuổi dòng nhạc hy vọng, chờ đợi vào một tương lai có thể đưa Thính phòng – nhạc kịch trở về đúng vị trí của nó. Để làm được điều đó, rất cần, rất đáng khích lệ và hoan nghênh những cuộc thi như thế này. Tuy nhiên tổ chức thế nào để xứng tầm, khích lệ người dự thi và thu hút được những người quan tâm thì rất cần sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa nhà quản lý văn hóa và các đơn vị nghệ thuật.

                                                                                                                       Theo HNMO

Các bài mới
Các bài đã đăng