Tạp chí Sông Hương -
Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch tai xanh ở lợn
10:13 | 19/05/2016

Để chủ động kịp thời ngăn chặn, phòng chống dịch bệnh tai xanh ở lợn đạt hiệu quả, không để dịch bệnh xâm nhập, lây lan vào địa bàn tỉnh ta, ngày 13/5/2016, Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành công văn số 582/SNNPTNT-CCCNTY về việc Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch tai xanh ở lợn. 

Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch tai xanh ở lợn
Ảnh minh họa ( Internet)

Trước đó, theo báo cáo của Cục Thú y, Cơ quan Thú y vùng III đến ngày 11/5/2016, dịch tai xanh ở lợn đã lan rộng ở 6 xã thuộc 4 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Quảng Trị (xã Hải Phú - huyện Hải Lăng, xã Hải Lệ - thị xã Quảng Trị, xã Triệu Đông, Triệu Trung, Triệu Long - huyện Triệu Phong, phường 5 - thành phố Đông Hà), đặc biệt dịch xảy ra ở 17 hộ chăn nuôi thuộc xã Hải Phú, huyện Hải Lăng là nơi giáp ranh với huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hiện nay, dịch có khả năng lây lan nhanh và diễn biến hết sức phức tạp, nguy cơ dịch tiếp tục lây lan rộng hơn và khả năng dịch sẽ tiếp tục xuất hiện trong thời gian tới ở tỉnh Thừa Thiên Huế là rất cao.

Trước tình hình đó, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế, các ban,  ngành, đơn vị liên quan: tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch tai xanh ở lợn; Tổ chức các lực lượng thú y cơ sở cùng các ban ngành chức năng và đoàn thể quần chúng tại địa phương giám sát dịch bệnh tận đến thôn, hộ chăn nuôi nhằm phát hiện kịp thời khi có dịch xảy ra; Xây dựng kế hoạch, tổ chức lực lượng, cung ứng đầy đủ vắc xin, đồng thời tuyên truyền, vận động và yêu cầu người chăn nuôi chấp hành tiêm phòng bắt buộc các loại vắc xin triệt để theo quy định; Hàng tháng tổ chức vệ sinh, tiêu độc khử trùng đối với các vùng nguy cơ cao như ổ dịch cũ, hố chôn, các nơi giết mổ, mua bán động vật, sản phẩm động vật; Khi có dịch phải chỉ đạo quyết liệt, huy động mọi lực lượng đoàn thể nhanh chóng bao vây, dập tắt, ngăn chặn không để dịch lây lan, tiến hành xử lý gia súc bị bệnh và thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng trên diện rộng, các cơ sở chăn nuôi, nơi nguy cơ cao như cơ sở giết mổ, chợ buôn bán động vật và sản phẩm động vật,... Tiêm phòng vắc xin xung quanh ổ dịch, kiểm soát vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc ra khỏi vùng dịch…

Lan Trần

 

 

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng