Tạp chí Sông Hương -
Gần 82 tỉ đồng cho Chương trình phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2016-2020”.
08:29 | 01/06/2016

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1037/QĐ-UBND về việc việc phê duyệt Chương trình phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2016-2020. 

Gần 82 tỉ đồng cho Chương trình phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2016-2020”.
Ảnh minh họa ( Internet)

Mục tiêu của đề án là  chủ động khống chế hiệu quả các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc, gia cầm và thủy sản nuôi theo nguyên tắc “Thực hiện phòng bệnh là chính, chữa bệnh kịp thời, chống dịch khẩn trương; phát hiện nhanh, chính xác, xử lý triệt để các ổ dịch động vật, nguồn lây các ổ dịch động vật; ngăn chặn kịp thời sự lây nhiễm, lây lan của đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật”. Sẵn sàng các phương án, nguồn nhân lực, vật tư, vắc xin, hóa chất để chủ động ứng phó các dịch bệnh nguy hiểm ở động vật, bệnh lây chung giữa người và động vật, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người và động vật nuôi. Góp phần tích cực trong việc thực hiện đề án “Tái cơ cấu Ngành nông nghiệp đến năm 2020.

Theo đó, sẽ khống chế làm giảm số lượng ổ dịch ở động vật nuôi trên địa bàn tỉnh; 100% các ổ dịch nguy hiểm ở gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi được phát hiện, báo cáo, lấy mẫu xét nghiệm, xử lý nhanh và triệt để; 100% gia súc, gia cầm vận chuyển xuất tỉnh được kiểm dịch tận gốc; 100% gia súc, gia cầm nhập về chăn nuôi của các chương trình, dự án được kiểm tra, cách ly, tiêm phòng; Kiểm dịch 90% giống thủy sản sản xuất trong tỉnh; Kiểm soát, kiểm tra 90% giống tôm thẻ nhập vào tỉnh trước lúc thả nuôi; 95% gia súc, sản phẩm gia súc; 60% gia cầm, sản phẩm gia cầm được kiểm soát giết mổ (KSGM), kiểm tra vệ sinh thú y (VSTY); 80 % cơ sở giết mổ được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (ATTP); 100% các vùng nguy cơ cao được tiêu độc định kỳ; tổ chức 2-3 đợt/năm tháng hành động vệ sinh tiêu độc khử trùng (VSTĐKT); thực hiện xã hội hóa VSTĐKT;  100% các phường, xã, thị trấn có Ban (tổ) Thú y; Xây dựng, củng cố, quản lý > 550 thú y cơ sở đảm bảo năng lực về chuyên môn đáp ứng công tác tiêm phòng, giám sát, thông tin báo cáo dịch tại các xã, phường…

Tổng kinh phí thực hiện đề án là 81.887triệu đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương: 5.808  triệu đồng, Ngân sách tỉnh: 13.483 triệu đồng, Ngân sách huyện, xã: 9.440 triệu đồng,Nhân dân:  52.257 triệu  đồng.

Lan Trần

 

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng