Sau một thế kỷ, cuốn sách vừa được tái bản (xuất bản lần đầu năm 1909) và dịch ra ba thứ tiếng Anh – Pháp - Việt. Tuy nhiên, việc tái bản cuốn sách do Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp chủ trì thực hiện. Nhiều người đặt câu hỏi tại sao người Việt
không khai thác giá trị của tài liệu quý này, mà phải đợi sự ra tay của các tổ chức nước ngoài.
Bách khoa thư bằng hình ảnh
Cuốn sách được tái bản hoàn chỉnh gồm 4.200 bức vẽ và những ghi chú của Henri Oger, tái hiện văn minh vật chất 100 năm trước của người An Nam. Theo nhà nghiên cứu, TS Nguyễn Xuân Diện (Viện Hán Nôm), đây là cuốn bách khoa thư về kỹ thuật, phong tục, đời sống của người An Nam cách đây một thế kỷ. Ông Diện cho rằng sách có nhiều tư liệu về những phong tục cổ không thể tìm thấy trong bất cứ tài liệu nào khác đang được lưu giữ tại Việt
.
Độc giả bị lôi cuốn bởi chất lượng thẩm mỹ của những bức vẽ và tranh khắc tạo nên cuốn sách. Những nét vẽ mộc mạc nhưng sinh động và mô tả một cách chính xác những hoạt động thường nhật của người xưa. Điều đó tạo nên tính nhân văn sâu sắc của công trình này.
Theo TS Nguyễn Xuân Diện, hình ảnh về các làng nghề, mẹo chữa bệnh trong dân gian (lên lẹo), những cổ tục (mang con bỏ chợ, thả bè trôi sông) đều được tái hiện đầy đủ trong cuốn sách. Đặc biệt, trong số hơn 4.200 bức tranh vẽ có đến hơn 2.000 bức có hình ảnh người phụ nữ. “Điều này chứng tỏ Henri Oger nhìn xã hội An Nam dưới góc nhìn nhân học. Qua những ghi nhận đó, người phụ nữ Việt
khẳng định được vai trò của mình trong việc duy trì những phong tục, nghề nghiệp”, TS Nguyễn Xuân Diện nói.
Qua thu thập tài liệu một cách toàn diện, cuốn sách của Henri Oger không đơn thuần tái hiện những kỹ thuật nghề nghiệp thông thường, mà là sự mô tả tỉ mỉ những sinh hoạt đời thường bằng hình ảnh, khám phá một nền văn hoá vật chất phong phú được kết tinh từ sự khéo léo và khả năng nhạy bén trong việc sử dụng các chất liệu và công cụ thô sơ. TS Nguyễn Xuân Diện cho rằng, những giá trị văn hóa cuốn sách mang đến vì thế sẽ mãi mãi là những tư liệu đáng quý.
Việc của nước ngoài?
Theo TS. Philippe Le Failler (Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp), chủ biên cuốn sách, việc tái bản lại cuốn sách này đã “tiêu tốn” một nguồn nhân lực và thời gian lớn, nhất là việc xác định văn bản gốc, làm sạch, dịch và tìm nguồn kinh phí. Cuốn sách ra đời nhờ sự giúp đỡ của rất nhiều cơ quan như Đại sứ Hà Lan, Công quốc Luxemboug, Đại sứ quán Pháp và một số công ty trong nước.
Philippe Le Failler chia sẻ, điều quan trọng nhất khi cuốn sách được tái bản là có thể đến được với nhiều người và giúp những người làm nghiên cứu có một tài liệu tiện dụng. Vì thế, trong lần tái bản này, cuốn sách không chỉ được dịch ra tiếng Việt với những chú thích cụ thể mà còn được lưu hành dưới dạng đĩa DVD.
Khi thực hiện cuốn sách, Oger chỉ là một binh nhì, không phải người làm nghiên cứu, nhưng đã sớm quan tâm đến đời sống của người dân bản địa ở nhiều khía cạnh. Cuốn sách được làm ra trong hoàn cảnh không hề dễ dàng, Oger không nhận được sự hỗ trợ chính thức nào từ phía nhà nước. Vì thế, lần in đầu tiên chỉ có 60 cuốn.
Một thế kỷ sau, cuốn sách được tái bản với số lượng lớn hơn nhưng cũng không phải do người Việt
chủ trì. Câu hỏi mà TS Philippe quan tâm là tại sao ít người Việt
quan tâm đến việc bảo tồn những giá trị đó.
Theo ĐV |