Đoàn kiểm tra của Bộ đã kiểm tra thực hiện Luật Di sản Văn hóa tại Bắc Ninh,
Bắc Giang, Định và Hà Nội.
Tại Bắc Ninh, Bộ cho rằng việc đưa hai con sư tử đá đặt trước cửa đền Đô, bắc đèn chùm trong nội tự đền chưa xin phép và không phù hợp cảnh quan. Thanh tra yêu cầu chuyển số hiện vật trên ra ngoài khu vực đền.
Tại chùa Bổ Đà, việc bảo quản kệ đựng kinh chưa tốt, xây máng nước xối vào tường di tích, xây nhà vệ sinh không đúng địa điểm và thiết kế, thậm chí đưa mộ vào xây lăng trong vườn tháp. Cũng tại Bắc Giang, đình Thổ Hà thi công chưa khoa học, hai chân tảng đá cổ chưa được tái sử dụng.
Hà Nội có nhiều sai phạm lớn trong trùng tu di tích. Chùa Trăm Gian chưa lập hồ sơ thiết kế chi tiết để thỏa thuận gửi về Bộ, kỹ thuật và kiến trúc nghệ thuật của một số hạng mục không đảm bảo yếu tố nguyên gốc, làm mới tả vu, hữu vu, nhà ngự, kè hồ mà chưa báo cáo Bộ.
Tại Đền Và, người ta tự động tháo dỡ tường, đưa hai sư tử đá vào đền không phù hợp, gây phản cảm. Tại chùa Bối Khê, mái chùa dột, mối xông…
Hôm qua, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh ký ban hành chỉ thị tăng cường biện pháp quản lý di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
Trong đó, yêu cầu các Sở VHTTDL tăng cường kiểm tra việc quản lý di tích, tiếp tục kiện toàn và nâng cao trách nhiệm bộ máy quản lý, trông nom trực tiếp tại di tích, hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện đúng quy trình, quy định, thủ tục triển khai dự án tu bổ…
Cũng theo chỉ thị này, việc thanh tra công tác quản lý và tu bổ di tích sẽ được tăng cường trong thời gian tới.
|
Riêng Đền thờ Lý Chiêu Hoàng, còn gọi Đền Rồng ở phường Đình Bảng - Bắc Ninh, đoàn kiểm tra yêu cầu Sở VHTTDL hướng dẫn phường bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ và tiến hành phục hồi đền theo quyết định ngày 6/2/2003 của Bộ, trong đó đánh giá phân loại các cấu kiện kiến trúc cũ để sử dụng lại, điều chỉnh hồ sơ thiết kế, phục hồi Đền Rồng trên cơ sở tư liệu phục hồi và cấu kiện được tái sử dụng.
Ông Vũ Xuân Thành - Chánh Thanh tra Bộ VHTTDL cho biết, chuyến kiểm tra này chủ yếu về lĩnh vực quản lý đầu tư, thi công và tình trạng còn hay mất của di tích sau thi công.
“Chúng tôi yêu cầu chấn chỉnh ngay tại hiện trường với những gì có thể khắc phục ngay. Qua thực tế, chúng tôi thấy rằng, những di tích được trùng tu bằng tiền công đức của dân hoặc vốn của địa phương như chùa Trăm Gian, đình Xuân Tảo thường không coi trọng yếu tố nguyên gốc”, ông Thành nói.
Phải có chứng chỉ hành nghề
Năng lực là yếu tố quan trọng trong trùng tu nhưng, theo báo chí, nhân công trùng tu hiện tại thật đáng ngờ.
Ông Vũ Xuân Thành khẳng định: “Thợ hiện nay đáp ứng tốt, đảm bảo. Thực tiễn mấy năm qua chứng minh như vậy”.
Còn Thứ trưởng Trần Chiến Thắng lại cho rằng: “Thợ thì vẫn là thợ. Điều cần thiết là nắm được ông cai thợ.
Những ông cai có năng lực trùng tu thì di tích mới giữ được giá trị nguyên gốc đặc trưng. Sắp tới, Bộ VHTTDL sẽ tổ chức tập huấn trùng tu di tích cho cán bộ quản lý văn hóa cấp Sở”.
Theo Thứ trưởng Trần Chiến Thắng, thế giới hiện có hai quan niệm trùng tu: một- giữ nguyên, đổ thì thôi; hai- tôn tạo giữ lại những giá trị quý nhất, đặc trưng nhất. Việt
làm theo cách thứ hai.
Vẫn lời Thứ trưởng Thắng, trong dự thảo sửa đổi Luật Di sản Văn hóa, Bộ sẽ kiến nghị thêm hình thức chỉ định thầu trùng tu chứ không chỉ có mỗi hình thức đấu thầu, đồng thời kiến nghị coi tu bổ di tích là một nghề và người trùng tu phải có chứng chỉ hành nghề.
Theo TP |