Tuy nhiên, xung quanh vấn đề này còn có một số ý kiến cho rằng, quà quý cần phải làm sao cho thật đẹp, thật ý nghĩa.
Ngành điêu khắc nước nhà ghi nhận: TĐ lãnh tụ đầu tiên là tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở đảo Cô Tô. Bức tượng nhìn ra biển Đông, nhằm khẳng định chủ quyền biển của VN. Đây là tượng đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh được dựng khi Người còn sống.
Ngày 28.4.2004, Thủ tướng Phan Văn Khải ký Quyết định 185 về việc phê duyệt quy hoạch TĐ Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2010. Cần nhìn nhận một cách thẳng thắn, phần lớn TĐ, phác thảo TĐ Hồ Chủ tịch những năm gần đây đều không đáp ứng yêu cầu về chất lượng xây dựng như đã nêu trong QĐ 185, đó là: “Khắc hoạ chân thực thần thái, vóc dáng, phong cách, trí tuệ, những đức tính quý báu, toát lên vẻ đẹp tinh thần, nhân cách cao cả của Người, đáp ứng nhu cầu tình cảm của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
Ý tưởng TPHCM tặng quà cho thủ đô Hà Nội nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội là một tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn đáng trân trọng. Tuy nhiên, làm TĐ này càng cần cẩn trọng. Chúng tôi ghi nhận một số ý kiến đóng góp việc dựng TĐ: Đưa tượng lãnh tụ ra ngoài trời dễ, mà không dễ.
Dễ là có không gian đẹp như Công viên Thống Nhất. Không dễ ở chỗ các phác thảo thể hiện những điều bất ổn về hình khối: Ba phác thảo TĐ trưng bày tại Bảo tàng TPHCM đều thể hiện tư thế Bác Hồ bắt tay Bác Tôn, bám sát bức ảnh chụp năm 1960 khi Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà bầu Bác Hồ làm Chủ tịch Nước, Bác Tôn làm Phó Chủ tịch Nước (ảnh chụp nửa người), do đó phần chân tượng được xử lý rất kém - như là phần “chêm” vào; chưa kể, chiều cao 8,1m của TĐ sẽ “quá khổ” trong không gian 6.000m2 của đảo Thống Nhất.
Với tinh thần cầu thị, lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân, chính ông Lê Tôn Thanh - PGĐ Sở VHTTDL TPHCM - cũng cho rằng, TĐ sẽ phải được tiếp tục chỉnh sửa, góp ý.
Vấn đề dựng TĐ nói chung và TĐ lãnh tụ nói riêng những năm gần đây đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp thẳng thắn, mang tính xây dựng của nhiều nhà phê bình, điêu khắc.
Cả nước đang thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, nhận thức, hành động theo tư tưởng, đạo đức Bác Hồ, học tập tấm gương sống giản dị của Bác Tôn, có ý kiến cho rằng, nên chăng, thay vì dựng TĐ bằng đồng, cao những 8,1m, đặt trên bệ đá hoa cương, hãy trồng một loài cây quý, đặc trưng của miền Nam, của TPHCM, dưới tán cây, có thể đặt tấm phù điêu đá, kích cỡ vừa phải, chạm khắc hình ảnh Bác Hồ bắt tay Bác Tôn theo mẫu bức ảnh chụp năm 1960. Cạnh cây và phù điêu gắn biển nói rõ về món quà tặng...
Cuối năm 1954, một bà má người Cà Mau gửi tàu chuyển quân tập kết ra Bắc cây vú sữa nhỏ để tặng Bác Hồ, với mong ước hằng ngày Bác được gần gũi hình ảnh miền Nam. Bác đã chọn hướng nam cạnh nhà sàn của Bác ở Hà Nội để trồng cây vú sữa. Hình ảnh Bác Hồ chăm sóc cây vú sữa miền hàng chục năm luôn làm người dân Việt xúc động, thể hiện sâu sắc tình cảm của Bác: “Miền
trong trái tim tôi”.
Theo GS Hà Đình Đức: Xuân 1960, Bác Hồ kêu gọi toàn dân hưởng ứng “Một tháng trồng cây” từ ngày mùng 6 tháng giêng đến mùng 6 tháng hai, chào mừng 30 năm thành lập Đảng. Đợt trồng cây, Bác đặt tên là “Tết trồng cây”. Ngay sau đó, 11 tháng giêng năm 1960, Bác tự tay trồng cây đa trong Công viên Thống Nhất. Kể từ năm này, năm nào, Bác cũng nói và viết về “Tết trồng cây”. Cây đa Bác trồng trong Công viên Thống Nhất giờ cành lá sum sê, toả bóng mát. Người dân Việt gọi đó là cây đa Bác Hồ.
Theo LĐ |