Tạp chí Sông Hương -
Nghiệm thu dự án “Hỗ trợ xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất hoa lan Hồ điệp chất lượng cao tại thành phố Huế-tỉnh Thừa Thiên Huế”.
08:13 | 16/08/2016

Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức hội nghị nghiệm thu dự án KH&CN cấp tỉnh “Hỗ trợ xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất hoa lan Hồ điệp chất lượng cao tại thành phố Huế-tỉnh Thừa Thiên Huế”. Dự án do Hợp tác xã nông nghiệp Tây An chủ trì.

Nghiệm thu dự án “Hỗ trợ xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất hoa lan Hồ điệp chất lượng cao tại thành phố Huế-tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Ảnh minh họa ( Internet)

Từ đầu năm 2015, HTX Tây An đề xuất thực hiện dự án: “Hỗ trợ xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất hoa lan Hồ điệp chất lượng cao tại thành phố Huế”. Được sự hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế, từ tháng 4 năm 2015, HTX NN Tây An, Thành phố Huế đã phối hợp với ông Phan Tấn Hoàng, chủ vườn lan ở Đốc Sơ, phường An Hòa (là cơ sở nuôi trồng phong lan có quy mô lớn và hiện đại nhất trên địa bàn tỉnh) triển khai mô hình ứng dụng KH&CN trong nuôi trồng lan Hồ điệp.

Trên quy mô diện tích 500m2, của hai hệ thống nhà lưới, HTXNN Tây An cùng hộ gia đình ông Phan Tấn Hoàng đã tiến hành nuôi trồng 7.000 cây lan Hồ điệp 12 tháng tuổi và 5.000 cây lan Hồ điệp 6 tháng tuổi. Sau 1 năm thực hiện, đến nay mô hình đã cơ bản hoàn thành và qua 3 chu kỳ: chăm sóc, xử lý ra mầm hoa, sau khi xử lý và bảo quản do Viện rau quả Trung ương chuyển giao. Mặc dù điều kiện năm 2015 có nhiều diễn biến phức tạp, thời tiết nắng nóng xuất hiện sớm dẫn đến cây giống bị sóc nhiệt độ nên ít nhiều bị ảnh hưởng trong quá trình sinh trưởng. Tuy nhiên, nhờ sự đầu tư và ứng dụng tốt quy trình kỹ thuật chăm sóc nên tỷ lệ ra hoa đạt trên 70%, trong đó cây hoa đúng tết khoảng 35%, đáp ứng kịp thời nhu cầu cho người dân chơi hoa trong dịp tết Bính Thân 2016.

Dự án bước đầu đã tạo lập được thị trường tiêu thụ hoa, hình thành mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ làm tăng hiệu quả kinh tế. Dự án đã xây dựng được mô hình trồng hoa có ứng dụng KH&CN có hiệu quả kinh tế, là nơi để nông dân tham quan học tập và trao đổi, là một sản phẩm khoa học nông nghiệp ứng dụng công nghệ đầu tiên của tỉnh nhà, nên đã thu hút được một số Khoa, ngành của các trường Đại học trên địa bàn quan tâm. Hiệu quả xã hội của dự án tạo tiền đề cho nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ đầu tiên của tỉnh. Tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc công nghiệp hóa, nông nghiệp nông thôn sau này.

Lê Tân

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng