Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng kể lại: lúc sinh thời chú Sáu Dân (Võ Văn Kiệt) đã kêu gọi tạc tượng những người có công làm nên những công trình văn hóa, như bác sĩ Yersin, người khai mở Lâm viên Cao Nguyên, tặng TP Đà Lạt, đặc biệt chú Sáu luôn nhắc nhở đặt kế hoạch thực hiện bằng được tượng của giáo sĩ Đắc Lộ.
Theo sử sách ghi lại, Cha Alexandre de Rhodes vào năm 1651 cho in cuốn Từ điển Việt-Bồ-La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) dựa trên các ký tự tiếng Việt của những giáo sĩ người Bồ Đào Nha và Ý trước đó. Có thể coi đây là sự kiện đánh dấu sự ra đời của chữ Quốc ngữ. Nhưng đến giờ vẫn chưa có công trình đáng kể nào để tưởng niệm người có công khai sinh chữ quốc ngữ. Theo Wikipedia (trực tuyến) năm 1941 Hội Trí Tri cùng với Hội Truyền bá Quốc ngữ đã quyên góp để dựng một tấm bia kỷ niệm ngày sinh nhật thứ 350 của giáo sĩ Alexandre de Rhodes ở gần bên bờ hồ Gươm trước cửa đền Bà Kiệu (bia này đến năm 1957 thì bị gỡ bỏ và mất tích đến năm 1995 thì mới tìm lại được).
Tên ông được đặt cho một trường trung học và một con đường ở TP.HCM. Cũng vào năm 1961, nhân dịp kỷ niệm 300 năm ngày qua đời của Alexandre de Rhodes, nguyệt san MISSI, do các cha Dòng Tên người Pháp thực hiện, đã dành trọn số tháng 5 để tưởng niệm và ca tụng Cha Alexandre de Rhodes, đã nói về công trình khai sinh chữ Quốc ngữ với tựa đề: "Khi cho Việt Nam các mẫu tự La Tinh, Alexandre de Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước đến 3 thế kỷ". Thật vậy, cho đến nay đã qua 350 năm, Việt
là nước duy nhất đi trước vùng Viễn đông có được chữ viết thể hiện đúng giọng nói đa âm mà một số nước khác chưa làm được.
Theo TNO |