Sau đó, ông gói nó vào miếng vải và chạy đến một nhà chứa để... tặng cho một ả gái điếm tên là Rachel. Phân tích bức "Chân dung tự họa với ống điếu và tai bị băng bó" của Van Gogh, có nhà nghiên cứu hội họa cho rằng tác giả đã thực hiện bức tranh trong tình trạng mê sảng.
Tuy nhiên, sau 10 năm nghiền ngẫm tất cả các báo cáo của cảnh sát cùng những lời khai đầy mâu thuẫn của người trong cuộc (kể cả thư từ trao đổi giữa hai họa sĩ), các tác giả Hans Kaufmann và Rita Wildegans ở Trường đại học Hamburg (Đức) đã quyết định cho xuất bản cuốn sách "Chiếc tai của Van Gogh: Paul Gauguin và giao ước im lặng", theo đó, chuyện Van Gogh mất tai được họ nhìn nhận như sau:
Trước Lễ Giáng sinh 1888, giữa Van Gogh và Gauguin nổ ra cuộc tranh cãi mất mặn mất nhạt. Gauguin bị "ông bạn vàng" Van Gogh ném chiếc cốc vào người. Bực bội về hành vi này, Gauguin đã xách vali cùng thanh kiếm rời khỏi nhà Van Gogh. Van Gogh hối hả chạy theo, vừa chạy vừa tiếp tục... to tiếng. Khi đến gần một nhà chứa (cách nơi ở của Van Gogh chừng 300 mét), Van Gogh bất ngờ tấn công Gauguin. Còn Gauguin "có lẽ để tự vệ trước một kẻ điên loạn, đã rút kiếm khua về phía Van Gogh nhằm mục đích... thị uy, vô tình đã làm đứt tai trái của bạn mình" - Các tác giả giải thích. Theo họ, sau khi gây tai nạn cho Van Gogh, Gauguin đã ném thanh kiếm xuống sông
Rhone
. Còn Van Gogh thì mang chiếc tai bị đứt chạy đến một nhà chứa ở gần đó tìm ả gái điếm mà ông từng "quen biết". Sau đó, ông lết về nhà và phải đến ngày hôm sau, cảnh sát mới phát hiện ra "tai nạn" và đưa ông đi bệnh viện.
Theo phân tích của hai tác giả Kaufmann và Wildegans, sở dĩ sự việc trên không hề được công luận đương thời biết đến bởi cả hai nhà danh họa đều tuân thủ một giao ước là "cùng im lặng". Van Gogh không muốn người bạn mình từng dành nhiều tình cảm yêu thương phải vướng vòng lao lý. Ông khai với cảnh sát chiếc tai bị đứt là do chính ông... cắt. Paul Gauguin cũng trả lời cảnh sát là trong một cơn quẫn trí, Van Gogh đã cắt tai mình.
Sau sự cố này, Gauguin trở về Paris và 3 năm sau, ông quyết định "thoát khỏi chốn phồn hoa đô hội" để chuyển ra sống ở quần đảo Tahiti, hòa mình với thiên nhiên và những người thổ dân chân chất. Nhà cách mạng Việt Nam Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm trong thời gian bị thực dân Pháp lưu đày ở đây, cũng từng xem Pau Gauguin là ông thầy hội họa của mình (hiện bức chân dung ông vẽ nhà danh họa đang được lưu giữ tại Bảo tàng Basle).
Giả thuyết Paul Gauguin có thể do vô tình (hay cố ý) dùng kiếm làm đứt tai Van Gogh đã nhận được sự đồng cảm của không ít người. Bởi dẫu sao thì, trong những dòng thư cuối cùng gửi Gauguin, Van Gogh cũng đã viết: "Anh hãy im lặng và tôi cũng sẽ như vậy". Hơn thế, mặc dù Van Gogh khai báo là ông dùng dao cạo tự cắt tai, song chưa một ai - kể cả cảnh sát - nhìn thấy con dao cạo này.
Cũng theo phân tích của Kaufmann và Wildegans, mặc dù Van Gogh cố tìm cách "trốn tội" cho Gauguin, song kể từ khi gây tai nạn cho Van Gogh, Gauguin đã "lặn mất tăm". Hai người không hề gặp lại nhau. Điều này "đã gây sốc đối với Van Gogh và khiến bệnh tình ông ngày càng thêm trầm trọng, dẫn đến hành động tự sát hơn một năm sau đó".
Tất nhiên, vì là giả thuyết, lại dựa trên những nguồn dữ liệu không thật dồi dào nên cuốn sách của Kaufmann và Wildegans cũng nhận được không ít ý kiến phản đối từ phía các fan hâm mộ Van Gogh cũng như từ các chuyên gia của Bảo tàng Van Gogh ở Amsterdam
Theo CAND Online |