Tạp chí Sông Hương -
Tuyển tập truyện ngắn Sông Hương 30 năm: NGÕ ĐẠO MIỀN HOANG DÃ
09:23 | 16/10/2017

TRẦN DUY PHIÊN

1.

Thầy Năm trở lại miền Tây với ba đồng sự và một nhóm nhỏ giáo dân. Trước ngày lên đường, thầy đã nói với họ bên kia những chóp núi ngợp mắt ấy có một thung lũng mầu mỡ bạt ngàn.

Tuyển tập truyện ngắn Sông Hương 30 năm: NGÕ ĐẠO MIỀN HOANG DÃ
Nhà văn Trần Duy Phiên

Nhưng nửa tháng qua, chỉ có núi cây mây nước. Miền Tây còn bao xa? Họ hoang mang.

- Trước Chúa, ta không dám lừa dối một ai - Thầy đặt tay lên ngực, giọng khản đặc.

Họ cúi mặt lên đường. Đến bờ một con sôn?, thầy cho đoàn dừng lại. Họ lần xuống mé nước, vục đầu uống như một bầy thú. Sáng hôm sau, họ đốn cây làm bè sang bờ Bắc.

- Đây là nơi ta hứa với các con - Thầy nói lớn, dang rộng hai tay như ôm lấy đất trời.

Đoàn người lặng đi mây giây rồi reo lên, nước mắt trào ra. Một thung lũng bao la còn giấu mặt!

 

2.

Mấy hôm sau, giao giáo dân cho ba đồng sự dãn dắt, thầy Năm đi sâu hơn nữa vào miền hoang dã.

Gói muối trên tay, thầy tìm đến nhà người bản địa xin làm đầy tớ. Một bà già đứng trên sàn hiên ra hiệu cho thầy leo lên thang độc mộc. Bà nhận quà, nếm thử, gật đầu rồi quay lại cười với mấy người nhà. Rồi bà ưỡn ngực, trưng ra hai cái vú dài thòng lõng. Bối rối, thầy muốn tháo chạy nhưng bà vội đưa tay ôm lấy, ghịt đầu thầy vào ngực mình. Một gã đàn ông cỡ tuổi thầy lanh lẹ ập vào, há to miệng ngậm lấy một đầu vú. Thầy liều lĩnh làm theo, ngậm đầu vú còn lại.

- Chúng mày là anh em - về sau học được tiếng, thầy mới hiểu bà ta nói thế.

Sau đó, người nhà mang chiêng ra, gõ một điệu rất lạ, tất cả nhún nhảy quanh thầy. Một cô gái bê ra một chiếc ghè buộc vào trụ nhà, cắm hai cái cần cong cong. Bà già và một người đàn ông hút uống trước. Rồi họ ra dấu cho thầy làm theo. Rượu! Thầy làm cạn. Tất cả tỏ ra phấn khích trước lòng thành của khách và mời thầy cùng uống tiếp. Rồi họ lại gõ chiêng và nhảy một điệu khác... Thế là thầy Năm yên tâm ở lại.

Thấy thầy da trắng tóc suôn mày sắc, mắt sáng, người thì dài mà xương nhỏ, bà già giao cho thầy chăn bầy heo nhà gầy trơ xương và mỏ dài như chó.

 

3.

Mùa khô năm sau, thầy Năm vận khố trở về thăm bạn và giáo dân. Họ đã dựng lên một nhà thờ nhỏ, mái nhọn thấp bè, thánh giá đầu hồi là hai cây gỗ sần sùi buộc tréo bằng mây.

Nhìn lại giáo dân, thầy thấy sau khi che tạm mấy túp lều cỏ, họ đã lao vào rừng kiếm sống. Họ đi từ sáng đến tối, để lại đám con nhỏ dại nheo nhóc. Có mấy gia đình không chịu ở quanh nhà thờ, đưa vợ con qua tận bên kia sông. Đời sons du canh du cư đã bắt đầu manh nha! Thầy lo ngại, đề nghị với các đồng sự kêu gọi giáo dân lập làng. Chỉ có làng mới chống lại sự mời gọi của hoang dã.

Làng mới chưa hoàn chỉnh, thầy Năm lại ra đi. Vừa làm vừa học, lần hồi thầy Năm nói được tiếng nhà chủ, mở rộng giao tiếp. Qua đó, thầy soi sáng trở lại và biết được nhiều điểu. Thì ra, thầy xin làm đầy tớ nhưng vì ngôn ngữ bất đồng, chủ nhà nhận thầy làm con nuôi. Mẹ nuôi tên Mir, cha tên Biung, anh là Diao, chị dâu là Gyưng, em gái là Hlick, cháu trai là Klim. Tôn tộc theo mẹ. Ông Biung không phải là cha đẻ của Diao và Hlick, bà Mir mới lấy kế ông cách nay ba mùa bằng lăng.

Thầy Năm đến nhà bà Mir đương lúc Gyưng có mang lần thứ hai, bụng phình to như cái thúng, vú căng như hai trái bầu đắng, mươi hôm sau, Gyưng ra suối đẻ, không một ai theo giúp, nửa khuya mang con về.

Sáng sớm, bà Mir ra rừng đào một thứ ngải củ giống như hành hương cho Gyưng ăn để cai đẻ. Một bữa, thầy Năm tò mò hỏi thứ thuốc lạ ấy, Hlick mắng:

- Chuyện đàn bà, không biết xấu hổ à? - Cô ta nhổ nước bọt xuống đất, chà chân lên rồi hậm hực bỏ đi.

 

4.

Gyưng vượt cạn gian khổ cực như thế nhưng không hề hấn gì. Còn Diao, chừng ba tháng sau, đang khỏe mạnh nhuốm bệnh nửa ngày lăn ra chết nhanh như ngủ. Cả nhà than khóc. Người trong buôn mang rượu ghè tới, uống và khóc suốt buổi.

Người ta buộc xác Diao vào trụ nhà. Nhưng một ông già đến, ngửi khắp xác chết, hách xì mấy cái thật to rồi bắt tháo ra. Ngay sáng hôm ấy, người ta đặt Diao lên một cái bằng tre, ông Biung, thầy Năm và hai thanh niên khiêng chạy như bay ra ca - tu. Bà Mir bươn theo vừa té vừa khóc. Gyưng địu con nhỏ sau lưng, đẩy con lớn đi trước. Đám tang không mấy người đưa.

Đến nơi, người ta đặt lên cáng bên ngoài nhà mồ, bốn góc chi chít tượng gỗ đầu người. Ông già chui vào nhà mồ, vừa gào thét vừa giẫm chân lên nấm mộ cũ. Ngay lúc ấy, hai thanh niên dùng yết đào tới tấp, mang theo một chiếc ghè với mấy thứ vật dụng của Diao. Bà Mir đang ngồi khóc ri rỉ bất chợt hét to:

- Nó kìa!

Thầy Năm cúi xuống chỉ thấy bày ra súc gỗ hòm, một thanh niên dùng yết cậy bật nắp, mùi thối bốc lên. Nín thở, thầy Năm nhìn vào bên trong súc gỗ, lồ lộ một cái đầu lâu và bộ xương ngực. Ông già gào toáng lên thôi thúc. Ruột gan cồn cào, thầy Năm lùi ra ngoài, úp mặt vào cỏ nôn thốc tháo rồi trở lại ngay. Thầy muốn phụ vào một tay nhưng không thạo nên đứng ì. Ông Biung áp người xuống, cho tay vào lòng súc, lùa các thứ tới một đầu.

- Tao không hiểu đang làm gì ở đó? - Thầy hỏi Hlick.

- Còn Diao vào ở chung với Ngơnh - Hlick nói.

- Ngơnh là ai?

- Ngơnh à? Nó là anh của Diao, chồng của Gyưng, cha của Klim.

Thầy Năm cau mặt đứng im.

Như đã quen việc từ lâu, hai thanh niên đưa cái xác Diao áp miệng súc, cố nhét vào nhưng không lọt. Ông Biung nhìn quanh tìm kiếm. Vớ được tảng đá dưới chân tượng gỗ. Dùng cả hai tay, ông đập bẹp dí vỏ cái xác, một thanh niên rút con dao ngắn ở thắt lưng lạng bớt bắp mông. Cuối cùng, cái xác cũng nằm gọn trong lòng súc. Người ta vội vã đậy nắp, lấp đất. Hlick đặt cái ghè lên mộ, dùng mũi yết đâm vỡ đáy, rải các thứ vật dụng lên lớp đất mới.

- Làm gì thế? - Thầy Năm ngớ ngẩn hỏi.

- Của nó mà! - Hlick nói, đưa tay gạt nước mắt.

Thầy Năm theo người nhà trở lại buôn. Ngang qua một con suối, không ai bảo ai, tốc hết váy khố, họ lăn xả xuống tắm. Thầy Năm cũng miễn cưỡng làm theo.

Ba hôm sau, thầy Năm mới hiểu ra, Ngơnh chết chưa đến kỳ bỏ mả, già làng quyết chắc Diao chết vì một bệnh dễ lây lan, phải chôn gấp. Ở rừng, thừa gỗ thiếu dụng cụ, làm được cái hòm lâu lắm, đó là một trong những lý do Ngơnh và Diao ở chung một cỗ áo quan.

Năm ấy, thu hoạch mùa xong, theo lệnh già làng, họ đi lập buôn mới cách nơi cũ một ngày đường.

Một số người trong buôn, đặc biệt cánh đàn ông cho rằng Diao chết do sơ suất để lửa cháy lan qua nhà rông trước ngày anh ta có vợ. Nỗi ám ảnh lan rộng, thúc giục mọi người làm gấp nhà rông cho buôn mới.

- Nhà rông là cái gì? - Thầy Năm hỏi, Hlick cười không nói.

Rồi thầy cũng hiểu, nhà rông từa tựa như cái đình của người miền xuôi, ở đó, người ta nhóm họp quyết định việc chung. Và thường đêm, trai gái đến ngủ. Bà Mir buộc thầy Năm ra nhà rông, thầy ngại nhưng không dám chống lại.

Ở giữa nhà rông có một bếp lớn, ai đã nhen vào lúc chiều xuống. Thầy Năm có cảm giác ở đây thoáng hơn, nhộn hơn và tự nhiên hơn. Trai gái quần tụ lắm chuyện vui đùa. Thầy Năm nhờ thế mà học tiếng nhanh hơn nữa. Một cô bạn Hlick dạy thầy gõ đàn. Đêm đầu thầy thức đến gà gáy, không phải vì lạnh, cảnh trai gái ngủ chung từng cặp khiến thầy rối tun 2, cả tâm trí.

- Tao thích ngủ với mày - Một bữa vừa lên tới cầu thang, Hlick gợi ý, thầy giả bộ không nghe.

- Tao thích mà! - Hlick bồi thêm khi lửa bếp tàn ngọn. Thầy ngồi lặng thinh, Hlick bức bối bỏ đi.

Chúa ơi, biết nói với cô ta như thế nào đây? Thầy cúi gầm mặt, cho thêm củi vào bếp nhưng ai đó lôi trở ra ngay. Hlick tách mấy bạn gái đang cười khúc khích, đi lại, trải lên một tấm đồ rồi nằm xuống bên thầy.

- Ngủ đi! - Cô ta quay mặt vào bếp, giục thầy.

Nhìn phần đồ còn lại dành cho mình, thầy thu lấy hết can đảm, nhắm mắt. Một bàn tay nóng hổi rờ rẫm dọc theo lưng thầy. Hất nó đi có nên không? Coi như không có? Thầy đọc thầm một bài kinh. Rồi những bài kinh tiếp nữa cho đến lúc bàn tay rút về. Nhưng thầy đoán chừng Hlick chưa chịu để mình yên. Ở xứ sở này, phái nữ chủ động tình cảm, cứ xem bà Mir thì rõ. Tóc ngả bạc, bà vẫn còn lấy kếBiung, nghe nói trước Biung, bà đã lấy kếHduih. Vậy Hlick chọn thầy cũng là một ước muốn tự nhiên. Nghĩ đến đó, thầy run lên, đưa tay khều tro tìm lửa nhưng đã tàn nguội cả. Dịch xa Hlick một khoảng, thầy qùy thẳng người lên:

- Con xin dâng... - Thầy nhìn xuống, bắt gặp ánh mặt Hlick ngây dại lóe lên trong bóng tối.

- Khuya rồi, ngủ đi! - Hlick dịu dàng nói.

Thầy vẫn qùy, khấn tiếp. Hlick gượng dậy vươn tay vắt qua người thầy vít xuống. Nỗi kinh hãi từ trong sâu thẳm khiến thầy yên nằm bên tấm thân nhỏ nhắn của cô, ra sức thu gọn người, hai tay bắt tréo lên ngực mình. Được một lúc Hlick xoay nghiêng người tựa đầu lên vai thầy, lặng im. Thầy cảm thấy tạm thời bình an khi nghe Hlick ngáy. Và cũng chính lúc ấy, thầy thừa nhận ra mùi tóc khao nắng mùi da thịt khét nồng của cô.

- Xin tha tội cho con... - Thầy chống lại mê muội, mở hết mắt nhìn lên.

Qua mái tranh thưa, một vì sao lấp lánh. Thầy nhìn theo hướng đó và cố nâng mình lên giữa mây trời bao la.

 

5.

Bà Mir sai ông Biung đập chết một con heo, mời già làng tới cho Gyưng nối dây. Thầy Năm không hiểu, hỏi Hlick nhưng cô giận giữ mím chặt môi.

Người già và khách chỉ uống có một ghè. Phần thịt còn lại chia đều cho người trong buồn. Hlick bỏ vào rừng tối mới về rồi lại ra nhà rông ngay.

Đêm đó, Gyưng đốt riêng một bếp và nằm với đứa nhỏ. Bà Mir không cho thầy Năm đi cùng Hlick đến nhà rông, buộc ngủ ở nhà nhưng không ai nhường chỗ quanh bếp cho thầy. Đắn đo một lúc, thầy chọn một chỗ cách xa - khoảng giữa ông Biung và bếp mới. Suốt ngày nhọc mệt, có tí rượu, thầy Năm ngủ ngay. Gà gáy đầu canh, thầy thức giấc, mở mắt nhìn quanh. Bên kia, Gyưng ngồi khều lửa một mình, lâu lâu ngoái lại nhìn thầy. Trong cái nhìn ấy như có tí lửa bay sang. Thầy nhằm mắt, cố ngủ tiếp. Bỗng sàn ván rung nhẹ, một bàn tay dằn lên bụng thầy Gyưng? Thầy giận dữ gạt phăng cánh tay ấy ra. Nhưng ngay lúc đó, hai bầu vú mềm nhũn ép xuống ngực thầy.

- Chớ! - Thầy gầm khẽ, mở to mắt, đưa hai tay hất mớ tóc dài lòa xòa trên mặt mình.

- Nối dây mà? - Gyưng nói, bộ tịch ngỡ ngàng trước sự chống trả một việc đương nhiên.

- Nối dây? - Thầy ngẩn ra mấy phút.

- Ngơnh chết, tao nối dây với Diao, Diao chết, tao nối dây với mày.

“Tao không thể chung đụng đàn bà” - Thầy muốn nói ý ấy ra nhưng tìm tiếng không được. Khoảng thời gian thầy lúng túng vừa đủ cho Gyưng kéo được thầy qua bên kia, người chị nóng lên, hơi thở dồn dập. Xấu hổ như một kẻ đồng lõa, thầy quyết giữ mình bằng bất cứ giá nào.

- Tao không muốn - Thầy van xin.

- Con heo đập chết rồi mà! Mày không sợ à?

- Sợ mà không muốn.

Gyưng trở nên mềm yếu, vục tấm mặt to ú vào ngực thầy rên rỉ. Thầy dùng cả hai tay đẩy chị ta ngồi lên, lăn người ra xa. Chống tay xuống sàn, Gyưng đưa mắt nhìn tới... Bất chợt có tiếng chó sủa. Trong khoảng sáng lờ mờ khung cửa, Hlick hiện ra, tấm đồ phủ từ đầu xuống gối. Cô chững lại, hướng mắt về chỗ thầy rồi nặng bước vào ngồi bên mẹ đang ngủ. Gyưng ôm lấy con, nằm trở lại. Thầy Năm lần về phía Hlick, đứng thẳng dậy. Hlick vẫn ngồi im, cúi mặt, hai vai lắc lay do nỗi căm hận rung chuyền.

- Không phải tao - Thầy nói rồi bước ra cửa.

Chân trời hừng lên một dải tím hồng trên nhữnẹ chóp núi đằng Đông. Thầy Năm quỳ xuống dưới mái nhà sàn, làm dấu thánh.

- Con chịu ơn cha... Con chịu ơn... - Thầy nói như khóc.

Lễ tạ ơn đơn sơ ấy làm tâm hồn thầy có phần thanh thản. Lần nhẹ xuống thang, thầy đi vào chuồng gia súc.

Chiều ấy, thầy Năm trở lại nhà rông nhưng không khí ở đó không còn như trước nữa. Một người bạn gái mắng vào mặt thầy những lời thô tục. Tốp bạn trai không coi thầy là người cùng phái.

Đêm hôm sau, thay vì đến nhà rông, thầy ra thẳng nhà kho ở rẫy, sát chân núi. Âm thầm theo dõi, Hlick muốn đến đó nhưng cô sợ thầy sẽ bỏ qua bên kia núi. Từ đó, lòng cô khi ăn khi noủ khi làm răy rứt khôn nguôi.

Thầy Năm mơ hồ thấy mình đã sai phạm một điều gì vô phương cứu chữa. Và nếu mấy ngày sau không có lễ đâm trâu, hẳn thầy đã bỏ trốn.

 

6.

... Đến hồi khao vọng, theo một thói tục lâu đời, từng hộ đến nhận phần thịt con trâu vừa hiến tế, xiên vào que tre nướng ngay vào ngọn lửa tại bãi.

Trong cơn chếnh choáng, bà Mir sai Klim chạy tìm thầy Năm. Khi nó lôi được thầy về, mặt thầy đỏ rực như ráng chiều nhưng bà Mir buộc thầy phải uống liền tù tì ba ghè.

Đến hồi khôno khí trầm hẳn, nắng xam xám xiên xiên, những người say đi ngất ngưởng xuống suối vào rừng, những đứa trẻ nằm ngồi co quắp nôn thốc ra đất, những cô gái áo váy tả tơi phơi ra những bầu vú săn cứng... Từ trên gò cao, già làng đi xuống xách cái đầu trâu bê bết máu đặt giữa bãi đâm. Ông đứng thẳng nhìn khắp mọi người, mắt đỏ như hai hòn máu.

- Nghe đây! - Ông hét - Không phải trâu trắng!

Già trẻ lớn bé quay lại im phăng phắc, ông chỉ mũi dáo vào giữa đầu trâu:

Có một chấm đen!

Như ăn phải độc, những khuôn mặt phút chốc tái ngắt. Đám con nít tản ra chạy về buôn, gầm réo như ma đuổi. Ngang qua mặt thầy Năm, Hlick vấp té, ôm lấy đầu lăn như vụ. Thầy đỡ cô đứng lên. Chỉ kịp nhổ phẹt búng máu với hai cái răng cùn, cô ta chạy tiếp. Đám đàn bà ngồi tại chỗ, đấm tay vào mặt đất khóc than như có đám chết. Gyưnơ vật vã ôm lấy bà Mir, đứa bé địu sau lưne sút lăn ra đất bầy nhầy cứt đái. Đám đàn ông con trai xúm lại xầm xì chỉ trỏ vào đầu trâu. Già làng tiếp tục nói, đâm mũi dao xuống đất như khắc ghi lời nguyền. Ông Bi ung cầm lấy hai sừng đưa cao cái đầu con vật lên, xoay vòng cho tất cả đểu thấy. Khi ngang qua tầm mắt, thầy Năm mới nhận ra ngay chỗ xoáy trâu, một vết đen như cái bớt ruồi bên dưới mảng khớm trắng đeo lủng lẳng vào mấy sợi lông.

- Giết! Giết! - Đám đông gào tướng lên.

Ông Biung đưa đầu trâu vào nhà rông. Đám đông tự động về nhà, vẫn còn váng vất cơn say, căm hận và lo âu.

Có phải vì thế nên bà Mir bỏ ăn bỏ ngủ gầy rộc ra, tóc rụng từng về, da trở màu xỉn và đôi mắt ngây dại như gởi tận đâu. Thầy Năm hỏi về bệnh tình của bà, ông Biung lắc đầu tuyệt vọng. Hlick và Gyưng không ra rẫy như thường ngày Nghe nói bên kia những dãy núi cao, châu chấu bay qua từng đàn như mây đen, ngốn sạch tất cả những gì có màu xanh. Tin dời buôn một lần nữa âm ỉ len qua mọi nhà.

Một buổi chiều, đám thanh niên lùng sục đâu đó đưa về một người đàn ông lạ. Ông Biung vui sướng báo tin ấy cho bà Mir rồi giục thầy Năm theo mình đến nhà rông coi xử tên phản bội.

- Hắn là ai? - sắp đến nơi, thầy Năm hỏi.

- Là thằng chủ con trâu trắng không trắng - ông Biung hý hửng trả lời.

Len qua vòng người bao quanh nhà rông, thầy Năm biết mình đã đến muộn. Xử rồi! Người ta lột truồng hắn ra, dằn sấp dưới trụ chính nhà rông ngay chỗ thắt lưng. Ngực hắn trương phình, mắt trắng dã, đống ruột tứa ra bên hông, chẳng khác gì một con nhái bị cái đinh to tướng đóng thẳng xuống sống lưng. Đó là một lái trâu gốc người Kmer. Nhìn kỹ, thầy thấy hắn còn ngoi ngóp, lâu lâu, hắn đưa tay cào cấu vào đất, miệng ộc ra một búng máu.

 

7.

Sau ngày tên lửa đảo đền tội, bà Mir chết. Ngoài thầy Năm, người nhà đều sửng sốt.

Thầy Năm theo tốp thanh niên vào rừng hạ cây làm hòm. Hiick và Gyưng buộc xác mẹ vào trụ nhà gian giữa, mỗi ngày hai lần đút thức ăn vào miệng người chết rồi thay nhau gào khóc. Riêng ống Biung, để tỏ ra là người chồng can đảm hết lòng thương vợ, đêm nào cũng qùy trước xác chết, tự cào cấu vào đốt ngực mình. Chiều lại, người đến phúng điếu mang theo rượu, vừa nhâm nhi vừa khóc than.

Đến hồi cái xác trương sình, từ những khe nứt rỉ ra thứ nước đục như dầu tà - bang bốc mùi thối đến ngạt thở. Đốnạ thực phẩm thừa mứa dưới chân cái xác mỗi bữa một cao hóa mốc meo tỏa ra mùi chua lợm mửa.

Từ phía Tây Bắc, bên kia chóp núi cao ngập mây, đàn kên kên bay tới. Chúng liệng vòng rồi đáp xuống trên mấy ngọn cây trước nhà, chực chờ, hậm hực cắn nhau. Già làng ra lệnh bắn đuổi nhưng không mũi tên nào bay tới.

Khi súc cày lăn về, cái đầu bà Mir gập xuống, thịt da tuột ra, vỏ sọ trắng hếu. Công việc khoét ruột súc cây vẫn tiến hành chậm mặc dù thầy Năm và mấy người phụ giúp không hở tay. Để có thể tiếp tục mớm thức ăn cho mẹ, Hlick dùng dây rịt cái đầu lâu vào trụ. Hơi thối theo gió lên núi, đưa đường cho lũ cọp đêm đêm kéo nhau về buôn.

Buổi chiều, già làng tới, những người đàn ông vội vã đưa súc hòm lên sàn nhà. Hlick và Gyưng tháo xác mẹ ra khỏi trụ. Những con kên kên quạt cánh tới tấp trên nóc nhà. Chợt như có gió ào qua cửa, một con kên kên lao vào, giương vuốt lấy cái sọ bà Mir đang trên tay Hlick, bay vút ra cửa. Hlick với theo níu cứng lấy chân con ác điểu. Nó kéo bổng cô lên. Tiếng kêu cứu của Gyưng khiến những người đàn ông quay lại. Một thanh niên phóng theo một con dao đang cầm sẵn trong tay nhưng không trúng. Kên kên bay sà xuống, Hlick buông tay và rơi trên một lùm cây. Thầy Năm cõng Hlick vào nhà, cô chỉ ngất một lúc rồi tỉnh lại. Đám đàn ông dùng tất cả ngọn lao và cung nỏ trong nhà, mang luôn cả chiêng cồng theo phóng đuổi những con kên kên còn lại. Sau đó, họ lanh lẹ rút từng phần cái xác bà Mir nhét vào hòm, đậy nắp lại, buộc nhiều vòng dây bao quanh.

Bà Mir là người đầu tiên nằm xuống ca - tu mới, ngay phía trên buôn - nơi có nhiều cây to và nguồn nước.

 

8.

Hoa bằng lăng nở rộ tím thẫm núi rừng. Nhưng cơn mưa đá đầu mùa trút xuống trắng xóa đất trời, không khí oi bức. Người trong buôn suốt ngày ở rẫy, tranh đất gieo trồng. Những đám cháy bùng lên, cuồn cuộn tro than, vẩn đục bầu trời từ sáng sớm đến chiều tối.

Một đêm, ngồi trên sàn nhà, đưa mắt nhìn ánh lửa bên kia sông, lòng thầy Năm chùng xuống. Thầy chợt nhớ các bạn đồns sự, nhớ tốp giáo dân trung dũng cùng thầy. Đốt một cây ngo, thầy soi ngắm lại mình, đôi bàn chân nứt nẻ, da đổi màu nâu xám sần sùi, những ngón tay cùn đi chai cứng, râu tóc xồm xoàm, dải khố rách bươm. Khi lửa tàn, thầy ngồi im trong bóng tối, nghe đau đớn tự tâm can - nỗi đau của một con tim ứ máu. “Theo hướng mặt trời lặn mà đi! Hãy vượt qua bên kia Tây Trường Sơn! Đến đó, bám lấy đám người bản địa, cắm đức tin vào họ và rao giảng đạo của đấng Cứu thể” - Thầy bồi hồi nhớ lại. Thưa cha, con đã tới. Nhưng thánh giá còn mãi trên vai! - Thầy nghẹn ngào - Ngõ đạo đi đâu? Thầy trở vào, ngồi xuống bên bếp lửa.

- Tao muốn về? - Diao chết rồi, bà Mir chết rồi, bây giờ thầy yên tâm nói ra điều đó.

- Được thôi - ông Biung nói, lừ mắt nhìn Hlick.

Gyưng ôm con cúi mặt. Klim ngồi cạnh mẹ mở to đôi mắt ngó thầy.

- Mày có trở lại không? - Hlick hỏi, giọng sắc lạnh. Thầy im lặng.

Sáng sớm, thầy Năm từ giã ra đi với bầu nước buộc ở thắt lưng, ống cơm trên vai. Gyưng ngồi ở bếp mình khóc như mưa.

Qua một đêm treo thân ngủ đói trên cây, trưa hôm sau thầy về tới làng mới. Trước mắt, những ô vườn nhỏ có rào dậu ngăn cách, những gian nhà cỏ thô sơ thấp bé, những tiếng gà vang vọng xa xa. Khấp khởi mừng thầm, thầy đi sâu vào đường; xóm, vẫn chưa gặp lại một ai. Đến trước cổng nhà thờ, tần ngần một lúc, thầy bước vào. Thánh giá trên cao le lói mấy vệt sáng. Những chiếc ghế đặt sai vị trí. Những gian buồng trống trơ. Những vật dụng nằm la liệt... Tất cả như hắt ra mùi ẩm lạnh thiếu vắng hơi người. Bất chợt, thầy thảng thốt đứng lặng nhìn quanh. Một lúc lâu, có tiếng động phía sau sát vách bàn thờ Chúa, một bà già xanh mét chống gậy lần ra. Mở đôi mắt xám sửng sốt nhìn thầy.

- Sao hoang vắng thế này? - Thầy ngại ngần hỏi.

- Chết hết rồi! - Bà cúi mặt rên rỉ.

Thầy khônơ tin cho đến khi theo bà ra tới bãi tha ma phía sau làng, có ngôi mộ như mới ngày hôm qua. Thầy quỳ xuống đọc một bài kinh cầu nguyện, nước mắt ứa tràn. Khi thầy đứng lên, bà già không còn dậy được nữa. Thầy bế bà trở lại nhà thờ đặt nằm lên bục giảng, ra sức săn sóc cứu chữa với tất cả những gì kiếm được.

- Sao người ta chết? - Thầy hỏi khi bà ta hồi tỉnh.

Một cơn dịch ập tới - như chờ được nói điều đó từ lâu, bà gượng lên tiếng.

Vào lúc nắng chiều le lói trên ngọn cây, bà trút hơi thỏ' cuối cùng. Bên đống lửa vừa được đốt lên thánh giá, thầy Năm qùy xuống ôm lấy cái xác lạnh cứng trong tay.

Kon Tum 07/03/1993

T.D.P

(SH số tháng 4 - 1993)

Các bài mới
Các bài đã đăng