Tạp chí Sông Hương -
Tuyển tập truyện ngắn Sông Hương 30 năm: TẦM TÃ MƯA ƠI
14:09 | 28/11/2017

NGUYỄN BẢN

 

Nàng là người sau cùng bước lên xe và ngồi ở hàng cuối. Nàng giản dị trong bộ đồ đen, trái với những người đàn bà và cô gái khác trong đoàn. Đôi mắt buồn.

Tuyển tập truyện ngắn Sông Hương 30 năm: TẦM TÃ MƯA ƠI
Nhà văn Nguyễn Bản

Nàng không còn trẻ lắm nhưng hình như vì thế lại mượt mà hơn. ít người chú ý đến nàng. Họ mải chuyện về khu di tích và vùng suối sắp tham quan, vả chăng cùng cơ quan, hàng ngày nhìn nhau đã quen mắt.

Nàng tựa cửa xe, lông mày hơi nhíu lại, đôi mắt xa xăm. Nhưng nếu không có nét xa xăm, nàng sẽ bớt đẹp. Nàng đẹp một cách lơ đãng như thể chẳng cần tới sắc đẹp ấy nữa. Nàng đẹp khuê các, dịu thầm. Phan tưởng như đang gặp một người đàn bà đẹp thời Hà Nội ba mươi sáu phố phường, mang máng như ai đó đã vẽ nàng hoặc ít ra cũng đã có một người đàn bà trong một chân dung nào đó giống nàng. Nàng vừa mô hồ trừu tượng như bức tranh “Người đàn bà xa lạ”, vừa mộc mạc như một phác thảo ban đầu. Càng nhìn nàng càng xa lạ, càng sâu lắng, sâu lắng đến bồn chồn. Chốc chốc Phan lại phải quay đi, phần như không chịu nổi, phần sợ bất chợt nàng bắt gặp. Nhưng mỗi lần như thế, Phan lại gặp phải đôi mắt sâu, mệt mỏi dưới hàng lông mày rậm, cách hai hàng ghế. Một bộ mặt thông minh, mũi thon nhỏ, bộ ria cố tình cẩu thả, phớt đời. Anh chàng xoay lưng dần để nhìn Phan nhiều hơn hay chỉ để quay lưng với cô gái trẻ ngồi bên. Cứ như muốn bắt quả tane Phan. Với Phan, trong cõi thế, chi có sắc đẹp là huyền diệu. Phan chẳng sợ quả tans.

Tuy vậy, mọi người trong xe lại hầu như thờ ơ với nàng. Có vẻ như nàng càng lơ đãng, họ càng thờ ơ. Họ cười nói, phô trương, tranh cãi, dè bỉu... về đủ chuyện. Họ tíu tít với mấy cô gái trẻ. Nàng giốne ai, có thật mình đã gặp một người như thế hay không, tình cờ ở một ga xép, trên hè phố, trong tranh hay trong truyện. Nàng bí ẩn hay mình đang vô lý. Khòng hiểu sao, tự nhiên Phan có cảm giác như mọi người đang bác bỏ mình. Vớ vẩn, chúng tôi không mơ mộng, chúng tôi đa số, chúng tôi đã biểu quyết, xin miễn bàn, không có ý kiến bảo lưu, rằng anh đang nhầm lẫn, rằng hai cô gái, một đang bị quay lưng, một ngay trước mặt anh mới thật sự trẻ trung, xinh đẹp. Mà quả thật, về phía mình, các cô gái đang cười nói, tự tin, thậm chí thừa tự tin vì cổ và các ngón tay đều quá đủ vàng, tuy cổ hơi to và ngón tay thì ngắn, thỉnh thoảng lại mở ví soi gương thẩm định thị hiếu tập thể. Bình thường, nếu nàng không ngồi đó, anh sẽ ngoài cuộc, anh sẽ lơ đãng như nàng, ngắm cảnh vật đồi núi bên đường. Nhưng nàng ngồi đó, anh thấy ấm ức, nànẹ như cẩm thạch, vân nổi vân chìm, mấy cô gái kia, lau kem, rửa phấn, thay quần, đổi áo “hết phim” - theo cách nói bây giờ.

- Chị Liên này, tôi không ngờ cơ quan chị có người đẹp như thế. Người bạn gái đứng tuổi hướng theo mắt Phan hỏi lại:

- Nga ấy à? Ừ da nó đẹp thật. Thanh niên xung phong Trường Sơn đấy.

- Trường Sơn? Vô lý. Thời chống Mỹ hay sau này?

Người bạn gái không trả lời, quên phắt Phan, bắt ngay vào câu chuyện tham quan:

- Thác nước ở đây, thác Ao Vua gọi bằng cụ nhé.

Thế đấy, hỏi người đẹp, trả lời da đẹp, đang Trường Sơn lại thác nước. Da đẹp thì hiển nhiên rồi, và chẳng phải chiếc Hải Âu đang lắc lư đi tới cái thác nước ấy sao. Nhưng Phan cần gì thác nước. Thác nước, anh đã qua hàng chục, khuất vắng, hùng vĩ và thơ mộng. Đàn bà đẹp anh đã gặp nhiều, nhưng đẹp xa xăm, lơ đãng, mơ hồ như nàng thì hình như chưa bao giờ cả. Cứ mang máng rồi bỗng nhạt mờ, chợt níu được, lại tuột mất. Mang máng hay nàng chỉ là một ý niệm rút ra từ những nét khác nhau, lắng dịu trong quá khứ. Bây giờ bỗng dưng thêm vào mấy tiếng Trường Sơn, như đánh đố nhau.

Gái Trường Sơn, Phan gặp nhiều, có người còn là bạn văn chương, hầu hết đã ngoài bốn mươi, không ít vẫn còn dấu vết rụng tóc, màu da sốt rét, không thấy ai đẹp, tất nhiên, màn ảnh truyền hình hoặc trên sân khấu lại là chuyện khác.

Còn Nga, từ lúc ấy, anh biết tên nàng là Nga, cái dáng vẻ kiều diễm khuê các kia lại có thể là thanh niên xung phong được ư? Và chắc chắn chi trên dưới ba mươi, chẳng lẽ vào Trườne; Sơn từ lúc mới hơn chục tuổi, theo mẹ, theo anh hay theo chị?

Gái Trường Sơn mà tóc cứ đen mượt trên gáy, trên cổ như tạc, như chuốt bằng ngà. Còn da, thì đấy, chị Liên nói rồi. Da nàng... Phan bỗng nghĩ tới một lớp men sứ cổ, rất trắng, rất trong, rất mịn, trên đó là những nét vẽ tài hoa, là khuôn mặt, là mắt, mũi, miệng nàng, là cằm nàng, thân thể nàng, chỉ vồ ý quệt phải một tý kem phấn là mờ hết, hỏng hết bức tranh.

Có mấy lần, người ngồi ghế trên quay xuống hỏi nàng điều gì đó. Nàng chỉ cười e lệ, không nói gì. Một lần nữa, biết mình vô lý, nhưng Phan tin rằng nếu nàng nói, tiếng nói sẽ vô cùng êm ái, giống như, giống như...

Đêm đó, trời rất lạnh, Phan một mình trên gác xem ti vi. Chương trình chuyển sang phần tọa đàm thơ phụ nữ. Nói chung, anh không thích chương trình thơ, còn ác cảm với lối ngâm thơ đệm đàn. Anh thấy rét, định bỏ xuống lấy thêm áo. Chợt một giọng nói rung lên. Một giọne nói xa lạ.

- Xa lạ vì không quen biết, chưa từng nghe, nhưng lại ấm quá, đẹp quá, vừa sang lại vừa giản dị. Phan không bỏ đi được nữa và cũng không biết mình còn rét hay không. Khi hình nàng biến mất, bỗng mênh mang một nỗi nhớ. Giọns nói ấy chọt vọng về trong ký ức Phan.

- Chị Liên này, chị gọi Nga một câu đi.

- Để làm gì?

- Thì chị cứ gọi đi.

- Nga ơi, Nga!

- Chị hỏi gì em?

Nàng ngước mắt hỏi, đôi mắt hơi cười và giọng nói của nàng, không được như đếm thơ ấy, nhưng lại có phần như giọng trẻ thơ.

Phan nhắc khẽ người bạn gái: “Chị cứ bảo tôi không tin Nga là gái Trường Sơn”.

- Chị bảo em là gái Trường Sơn, ông nhà văn này không tin đâu.

Nàng mím cười. Nhưng đúng lúc ấy, mắt nàng như chạm phải đôi mắt mệt mỏi của anh chàng để ria cẩu thả. Nàng hơi nhíu mày lại, rồi lơ đãng nhìn ra ngoài cửa xe.

- Chị Liên, anh chàng kia là ai thế?

- Kỹ sư Minh, phòng kỹ thuật.

- Là thế nào với Nga không?

- Không, cùng cơ quan thôi. Sao anh lại hỏi thế?

- À, không... - Phan hơi lúng túng - Vợ con làm gì?

- Trai tân nghiêm, chơi ghi ta rất hay, thường đóng chặt cửa khi chơi, không thích gần phụ nữ, mặc dầu sắp tứ tuần.

- Không thích gần phụ nữ hay phụ nữ không thích gần?

- Có lẽ cả hai và không có ngoại lệ, đang xin đổi đi nơi khác.

- Không có ngoại lệ, thật không? Sao nhìn mình và nhìn Nga rất lạ.

- Chị Liên này, hay là cậu ta mê Nga?

Người bạn gái phát vào vai anh:

- Khỉ, anh bịa chuyện gì thế? Nga nó có chồng con đàng hoàng.

- Chồng làm gì?

- Họa sĩ.

- Thế thì nhất rồi. Vợ - người đẹp, chồng - họa sĩ, lý tưởng nhất thế gian.

- Nhưng họa sĩ truyền thần, chứ không phải họa sĩ ấy đâu.

Thấy Phan quá hào hứng, chị vội nói thêm cho rõ.

Phan tròn mắt:

- Họa sĩ truyền thần?

- Sao anh lại nhăn mặt? Chồng nó to, cao, đẹp trai.

Truyền thần, to, cao, đẹp trai. Truyền thần nàng ư? Nàng chỉ là một ý niệm, là sự hội tụ những hồi ức về vẻ đẹp khác nhau... và bất chợt ý niệm ấy, hồi ức ấy cụ thể hóa thành nàng. Truyền thần lại vẻ xa xăm, mơ hồ trong bức tranh “Người đàn bà xa lạ”, truyền thần lại giọng dẫn giải đêm thơ, truyền thần những kỷ niệm Trường Sơn ư? Chồng nàng sẽ kẻ ô, đánh số, dùng kính lúp truyền thần lại những ý niệm ấy, hồi ức ấy hay sao?

Phan nhớ lại câu chuyện mình chứng kiến:

- Giống thế này còn gì nữa. Đây mày so với ảnh đi.

- Nhưng đây là ai ấy, khônq phải bố cháu.

- Thôi được, thế cái gì không giống? Mắt, mũi hay miệng? Để tao chữa.

- Cháu khônq biết.

- Hừm, không biết. Thế bố mày chết bao giờ?

- Gần chục năm rồi.

- Chả trách, năm nay mày bao nhiêu?

- Cháu mười chín.

- Lúc ấy mày mới chín tuổi, nhớ con khỉ, đây mới đúng bố mày lúc ấy hiểu chưa?

Họa sĩ truyền thần, hiểu, hiểu chưa? Dầu nhớt gì mà hàng triệu xe tải, phi cơ... vua lốp... đệ nhất kiếm, Thăng Long... Bỗng dưng, ngần ấy tiếng nối theo nhau nổi lên, ong ong trong đầu Phan.

- Qua phà, các vị xuống xe nhé.

Mọi người tản vào các hàng nước chờ phà. Nga đứng lánh một mình dưới lùm cây nhãn. Ta phải đến nói chuyện với nàng. Phan vừa động viên mình vừa lững thững đi về phía ấy. Trái với điều anh e ngại, nàng mỉm cười nhìn anh.

- Cô không nghỉ uống nước?

- Em đứng đây mát hơn.

Quả thật da nàng ửng hồng vì oi nóng.

- Ban nãy chị Liên bảo tôi không tin Nga đã ở Trường Sơn, bây giờ tôi vẫn chưa tin đâu.

Nga lại mỉm cười.

- Thế Nga vào năm nào?

- Năm 74, được gần một năm thì giải phóng.

- 74? Nhưng lúc đó mấy tuổi?

- Em sinh năm 59, vừa học hết cấp hai.

- Mười lăm tuổi đã thanh niên xung phong Trường Sơn, riêng thế cũng đáng phong anh hùng.

- Lúc đó vui lắm, trung đội có đến bốn, năm đứa tuổi em.

Nàng vẫn cứ giản dị như thế.

- Không bị sốt rét à?

- Có chứ, rụng gần hết tóc.

- Vậy mà bây giờ tóc mượt hơn tóc con gái - Phan vừa nói vừa sửng sốt nhìn đôi bàn tay nàng: - Và bàn tay cuốc xẻng lại đẹp đến thế kia ư?

Nói xong anh cảm thấy mình không tế nhị, nhưng lại yên tâm ngay vì nàng lại mỉm cười nhìn xuống tay mình. Mà thật ra nàng luôn mỉm cười.

- Rồi 75, giải phóng thì về à?

- Bọn em còn vào Tây Nam, tận cuối năm 78 mới về.

Câu chuyện dừng ở đấy. Ô tô lăn bánh xuống phà. Suốt từ lúc qua phà tới lúc dừng bánh ở đền Hạ, Phan chỉ nghĩ đến đôi tay nàng, quên mất ý định ban đầu - quan sát và ghi nhớ cảnh vật miền trung du bán sơn cước này. Không, chắc nàng không nghèo chiếc nhẫn. Nàng biết tay mình đẹp, thế thôi. Nàng cũng không để móng, không tô. Những ngón tay trắng muốt, chỗ khớp nối với bàn tay, da vân lên, tròn hồng như tám mặt hoa. Có tay nào như thê' nữa không? Phan cố ý quan sát bàn tay cô gái ghế trên mình. Anh mừng rỡ như người vừa thắng cuộc.

Lúc các bà các cô vào đền lễ, Phan cũng theo vào và mục đích chí để xem nàng lễ. Nàng lễ ngoài rìa chiếu. Hai bàn tay hình như chưa quen lễ. Nàng lễ vụng về, trinh bạch, không thạo, không dẻo, không xoắn xuýt như mấy người giữa chiếu. Nàng càim vụng về, bàn tay càng đẹp, Phan càng thấy buồn da diết. Bàn tay trần thế, tác phẩm tuyệt vời, hỡi tạo hóa, sao đã dồn hết say mê, lại bắt phải cúi lạy, van xin, như thế?

Có ai thì thầm vào tai Phan:

- Anh thấy thế nào, tay nàng có đẹp không?

Phan giật mình. Kỹ sư Minh đứng sát sau anh. Anh hơi bực mình:

- Tôi thấy từ lúc dừng chân ở bến phà kia.

- Còn tôi lại thấy từ ngày qua Trường Sơn.

Anh ta còn nói thầm hơn, như sợ nàng nghe thấy, và bỏ đi luôn. Thì ra thế. Nhưng tại sao anh ta nói ra điểu ấy với mình, lại chọn đúng mình? Chị Liên chắc chưa biết, người khác chắc cũng chưa biết. Người tình cũ hay chỉ đơn thuần một kẻ đam mê cái đẹp như Phan?

Phan cũng bỏ ra ngoài, lòng vương bao nhiêu thắc mắc. Anh đi ngược lên. Dãy phố nhỏ lèo tèo vài chục nóc, nửa nhà nửa quán, mái ngói, mái gianh, mái trần xen lẫn. Có lẽ mới hình thành từ khi lễ bái tham quan thịnh hành. Anh rẽ vào một hàng nước. Chủ quán, một người đàn bà da mặt tái mét, đang than phiền với mấy người đàn ông trong đoàn ngồi đó trước anh:

- Điện ư? Còn lâu mới có, ở đây chúng em nghèo lắm. Mà các bác đi tham quan thường mang bia, nước khoáng đi theo, không để chúng em kiếm thêm chút ít.

Người đàn bà tiếp tục than phiền sự nghèo túng của dãy phô' mà mấy con đường đi qua, đường ngắn, đường dài, đều xuyên vào núi. Phan không muốn nghe nữa, trả tiền thuốc nước đi ngược trở lại.

- Vào đây đã nhà văn!

Kỹ sư Minh trước chõng quà bên chiếc cầu bắc qua khe suối nhỏ, vẫy anh. Sao anh ta bỗng dưng thay đổi thái độ thế này. Phan lại gần. Cô hàng quán đang nhìn anh. Lại một người đẹp. Đẹp đến choáng váng chứ không thầm dịu như nàng. Đôi mắt tươi rói, trong vắt bỗng xua tan hết cảm giác đìu hiu, tẻ nhạt của dãy phố nghèo, xung quanh, ba bốn bề núi đất xanh rờn sim mua gai góc và cỏ dại.

- Anh uống với tỏi chứ, nào cô giáo, xin cô thêm một chai.

Phan đang bàng hoàng, càng thêm bối rối, sao lại cô giáo, sao cứ đầy rẫy trớ trêu.

- Không cô đừng mở vội, tôi uống ít thôi.

Cô giáo cũng bối rối, ngập nẹừng đưa mắt hỏi Minh.

- Không cô cứ mở, anh ấy không uống hết, tôi uống hộ. Tôi không nghiện bia, nhưng tôi sẽ uống hộ, rồi anh ấy sẽ tiếc cho mà xem... Nào ta chạm cốc chúc sức khỏe người đẹp - cô giáo - cô hàng quán.

Giọng Minh chua chát. Nhưng hình như cô giáo - người đẹp, không nhận ra điều đó. Cô chỉ cười, mắt ngỡ ngàng, cho là chuyện bông đùa, nụ cười hồn nhiên, hàm răng trắng bóng, lấp lánh, phản chiếu, những khía nhỏ đôi môi tươi mọng như cũng cười theo. Trái với Nga thầm kín, xa xăm, cô ngỡ ngàng như nai rừng vắng. Nga trừu tượng bao nhiêu, cô cụ thể bấy nhiêu. Nga khuê các, còn cô quá chân phương. Nga biết mình đẹp nhưng lơ đãng với sắc đẹp của mình, còn cô, nếu biết mình đẹp chắc cô sẽ chăm chút, cô sẽ sung sướng, nhưng cô lại chẳng biết gì cả hoặc quên khuấy từ lâu vì những lo toan.

Không biết có phải tại uống bia trời nóng không - mọi khi có thế đâu - nhưng rõ ràng Phan đang chếnh choáng:

- Cô giáo có biết mình đẹp không? Đẹp lắm đấy! Sao người ta lại giấu cô giáo ở đây?

Cô giáo cười.

- Hai năm trước, em còn phải dạy mãi tận Lĩnh Sơn, toàn núi với rừng, cách đây mười lăm cây số kia. Xin mãi mới được về đây.

- Nếu tôi là giám đốc sở, tôi sẽ cách chức trưởng phòns; giáo dục.

Minh cười:

- Cái nghiệp văn chương mà đi làm giám đốc là chôn luôn mình đấy, phải không cô giáo?

Cỏ giáo lại cười.

- Cô giáo dạy chiều à?

- Không, em nghỉ hè rồi, chỉ còn lớp năm cuối đang học ôn thi.

- Quê cô giáo ở đây?

- Không, quê em dưới cẩm Sa, bên kia phà.

- Chắc lấy chồng ở đây?

Phan hỏi mà lòng chỉ mong cô giáo sẽ bối rối trảlời: “Không, em chưa có, chưa có...”, nhưng cô hơi cúi xuống, vân vê chiếc khăn tay lau cốc chén:

- Vâng!

Kỹ sư Minh khôn? chờ anh hỏi tiếp, chen ngang:

- Chồng cô giáo làm gì?

- Ở nhà thôi.

- Làm ruộng à?

- Vâng.

Cô ngơ ngác trả lời như mình đang hỏi mình, tại sao lại như thế, mình vừa “vâng” cái gì, sao lại vâng, không có tiếng nào khác nữa hay sao?

- Trời oi quá!

Minh ném điếu thuốc lá vừa chàm, cầm quạt, quạt mạnh vào ngực như muốn xua đi nỗi bức bối. Trên trời, những đám mây xám đục ngầu, lúc mỏng, lúc dày, cây cối lặng như tờ, hơi nóna từ núi đất hấp vào ngột ngạt.

- Có khi trời sắp giông.

- Giông đi, mưa đi, thật to vào!

Nói rồi, Minh cất giọng buồn buồn ngân tiếp:

Mưa đi tầm tã, mưa ơi

Cho đường phố của lòn ạ tôi sạch giùm(1)

Từ lùm cây nhãn, một tiếng ve lạ khàn khàn họa tiếp giọng Minh. Chúng như đem hết sức mình cất cánh rung lên, được giây lát, rè dần, mệt mỏi, rồi tắt lịm. Rồi chúng lại cố thử cất cánh rung lên, lại rè dần, tắt lịm. Chúng cứ cố thử mãi, hệt như trước, như ngày hôm qua, ngày hôm kia, như thuở trời đất hỗn mang.

Dăm đứa trẻ từ trên cầu chạy đến, líu ra, líu ríu. Đứa bé nhất, chừng hai tuổi, cởi truồng, níu áo cô. Cô lấy đưa cho chiếc kẹo lạc. Nó cầm kẹo ăn, sung sướng, mắt sáng lên, dãi chảy xuống chiếc áo may ô màu vó cũ, thùng thình. Phan và cả Minh nữa lặng nhìn đứa bé. Cái đầu trốc, tóc cắt sát, nham nhở, mắt to, mi mất mỏng, thái dương tóp lại, xanh xao. Thấy cả Phan lẫn Minh đều chăm chú nhìn đứa bé, cô giáo ra hiệu và giục chúng đi chơi. Chúng reo lên, chạy túa đi vui vẻ.

- Con em đấy à?

Phan không hiểu tại sao, lấy quyền gì gọi cô là em, gọi xót thương như gọi em gái. gọi như đòi lại cái gì đó bị tước đoạt.

- Vâng, con em.

- Em ra trường lâu chưa, bao nhiêu tuổi?

- Em ra trường năm năm, em sinh năm 69.

Cô trả lời, ngoan ngoãn như một thí sinh, đôi mắt càng ngơ ngác như chẳng hiểu gì cả, mình đang thi môn gì đây, tại sao mọi sự lại như thế, cho đến hôm nay, lúc này mới như thế hay sao? Có thật mình mới hai bốn tuổi? Có thật anh ấy vừa gọi mình bằng “em” không? Mà không phải chí cô, Phan, cả Minh nữa cũng như đang ngơ ngác, đang chẳng hiểu gì cả, chẳng hiểu gì về mình, về cô giáo, về cả lũ ve, tại sao chúng cứ rè dần, lịm đi mà vẫn cố cất lên.

Có tiếng gọi hai người.

Minh bảo Phan:

- Tôi chẳng muốn đi nữa, tôi chỉ muốn về ngay... Cô giáo tính tiền đi, mấy điếu à? Không, tôi lấy cả bao... Cái lũ ve khốn khổ này... Mà sao mãi chưa giông?

Hai người đi được mấy bước, Phan mới sực nhớ, suýt nữa mình bỏ quên cái sì đó, rất quý.

- Xin lỗi, tên em là gì?

- Tên em là Dậu.

- Cám ơn em.

Cô giáo cười, nụ cười gắng gượng. Tại sao các anh ấy lại như có vẻ buồn. Cả lũ ve, mọi khi nó vẫn kêu, nhưng có buồn thế này đâu.

- Hai ông tướng đi đâu thế kia, đường dưới cơ mà, lạc bây giờ.

Minh lầu bầu:

- Thì tôi đang muốn lạc. Kiếp người khốn khổ, suốt đời lạc nhau. Hình như có những người sinh ra để lạc nhau. Tôi với anh lạc cô giáo từ khi chưa gặp.

- Còn Nga, gặp ở Trường Sơn rồi mới lạc phải không?

- Gặp được mấy phút rồi lạc ngay.

Ngừng một lúc, Minh tiếp:

- Lúc muốn lạc, lại không lạc nữa. Kia kìa - Minh chỉ những người trong đoàn đi con đường dưới, rồi lại chỉ về phía xa - Đườnơ trên, đường dưới, đến đấy lại nhập vào nhau, đâu có mỗi đường một nẻo.

Phan không hỏi gì thêm nữa, biết chắc hôm nay, sau khi gặp thêm cô giáo, kỹ sư Minh sẽ phải nói hết với mình:

- Lẽ ra hôm nay tôi không đi, nhưng thấy bảo suối đẹp lắm... Rồi như không ngăn nổi mình nữa, kỹ sư Minh giọng đều đều kể lại:

- ... Tôi đang học năm thứ hai Bách khoa thì nhập ngũ, rồi vào ngay. Lúc qua Trường Sơn, tôi không nhớ đoạn nào nữa, hai cô gái đang rửa tay dưới suối. Cô trẻ hơn, trẻ lắm, cũng mặc quần áo đen như hôm nay, đẹp quá. Tôi tách ra và rủ một cậu xuống suối. Nhìn đôi tay, tôi không chịu được nữa, bảo bạn, nhưnơ thực ra để nói với cô: “Ca dao nói: Có rửa thì rửa chân tay, chớ rửa lông mày... Nhưng hôm nay phải đổi ngược lại mất rồi”. Cô gái rụt tay lên như phải bỏng, nhìn tôi. “Kìa em cứ rửa đi, để anh được nhìn, anh sắp phải đi rồi, anh xin em đấy”. Cô gái lại nhìn tôi và cho tay xuống nước. Đồng đội đã cách một quãng xa, không kịp nghĩ ngợi gì nữa, tôi lật mũ, vục xuống chỗ cô gái rửa tay, bưng uống ừng ực, còn bao nhiêu dội cả vào đầu, “Kìa Nga, sao mày cứ tròn mắt ra thế, nói gì đi chứ” - bạn cô giục. Nhưng cô vẫn ngây ra nhìn tôi, cả Trường Sơn như thu lại trong đôi mắt. “Tạm biệt, anh sẽ tìm em, lời thề của lính. Em là Nga, nhưng còn tên đơn vị?”. Bạn cô phải nói hộ. Khi đã đi xa, chính bạn cô lại bắc loa mồm “Tên là gì?”. Và bạn tôi: “Minh... inh...inh, chưa tìm được, chưa lấy ai đâu... âu... âu”.

- Nhưng Nga, sốt rét, rụng hết tóc cơ mà?

- Đấy là về sau, khi tôi gặp, có lẽ mới vào, ngây ngô lắm, tóc đen mượt.

Vừa nói Minh vừa ngắt một bông hoa mua bên vách núi, hỏi Phan:

- Anh bảo hoa mua, hoa sim, hoa nào đẹp hơn?

- Như giữa Nga và cô giáo? Nhưng thôi, anh tìm Nga như thế nào?

- Chết ở chỗ tôi không hỏi quê. Tên đơn vị chẳng là cái gì. Nhiều đơn vị cũ giải thể từ lâu. Nga nào, thiếu gì Nga. Nga có đôi tay đẹp, người ta cười. Rồi cách đây năm năm, Nga tình cờ chuyển về cơ quan tôi.

- Hai người nhận ra nhau chứ?

- Tôi, tất nhiên, còn Nga ngờ ngợ.

Ngừng một lát Minh tiếp:

- Có lần Nga hỏi thẳng tôi “Anh Minh, thời bộ đội anh có qua Trường Sơn không?”. “Không, sao cô lại hỏi thế?”. “Không, à mà tôi từng ở Trường Sơn mà”. Một lần Nga hỏi: “Tôi có quen một người cũng tên là Minh hay Sinh gì đó?”. “Vì vách đá vọng theo, nghe không rõ, anh ấy hẹn tìm tôi...”. “Đã hẹn chắc thế nào cũng tìm, nhưng có thể anh ta không may”. “Tôi vẫn cầu cho anh ấy còn sống”. “Cô đã cầu, chắc anh ấy vẫn còn”.

Phan không chịu được nữa, ngắt lời:

- Anh Minh, như thế là độc ác.

- Tôi mà độc ác được ư? Có điều, được ích gì? Sẽ tốt hơn hay sẽ xấu đi?

- Chị Liên bảo chồng Nga to, cao, đẹp trai.

- To, cao, còn phải nói, như một con hải cẩu. Bơi trong rượu như trong nước biển, cạn một lít vẫn cười he hé như hải cẩu gọi nhau.

- Nga có hạnh phúc không?

- Quá đi chứ. Một con gái đẹp, da đẹp như mẹ, tay đẹp như mẹ, và một con trai, thằng em, một hải cẩu con.

- Chồng Nga tôn thờ người đẹp chứ?

- Tôi không biết... Tôi không biết, khi bơi trong rượu, người ta tôn thờ cái gì. Nhưng có lần... mà thôi, chuyện mộng mị nhảm nhí.

- Sao lại thế, hôm nay anh coi tôi là bạn rồi, thậm chí gần như đồng minh nữa.

- Nga chạy đến chỗ tôi, hai tay rộp bỏng. “Trời, sao tay em thế này?”. “Chồng em say, hất cả nồi cháo nóng vào em”. “Thế thì anh phải bắn nó”. Tôi sờ tay dưới gối, tìm súng như hồi còn ở Campuchia, không thấy, chồm dậy mới biết mình mơ. Anh xem, suýt tôi thành kẻ sát nhân, dù trong mơ.

- Với tôi lúc đầu có gì tương tự không?

- Không, tôi đã đọc anh, muốn xem anh là đồng minh thế nào.

- Chị Liên bảo anh xin chuyển đi nơi khác?

- Vâng.

- Nếu được đổi, trước khi đi, anh nói hết với Nga chứ?

- Để làm gì? Biết đâu mọi việc sẽ xấu hơn. Như cô giáo ấy, cứ ngơ ngác. Nhỡ cô ấy thức tỉnh, tung hê tất cả thì sao? Nhìn đứa con trai, tôi xót xa, đau đớn. Giá như con gái Nga còn đỡ. Con đĩ già oái oăm, cho người ta thật đẹp, rồi đập vỡ hết gương!

- Đằng này, tự mình đập vỡ vì, không cần gương nữa. Anh có tin lúc lễ trong đền, Nga vẫn cầu khẩn cho anh không? Tôi chưa bao giờ thấy bàn tay trần thế và trinh bạch như thế.

Minh ngước mắt nhìn “con đĩ già”, bất lực:

- Cầm lòng vậy, đành lòng vậy.

Thác đền Thượng không đẹp lắm. Thác trên, thác dưới tách nhau ra, mỗi thác như bị uốn ngoẹo về mỗi phía, và nước không trong. Mặc dầu vậy, Nga vẫn xuống rửa tay, tìm một mỏm đá riêng ra ngồi rửa, rửa rất lâu, chờ đợi.

- Nga ơi, ra chụp ảnh.

Ở đây, những con ve lạ cũng kêu. Nó vẫn từng hồi, từng hồi, gắng sức, rung lên đồi cánh nhỏ yếu.

Lúc về, qua khỏi bến phà một quãng, trời nổi cơn giông rồi mưa rất to. Kính xe mờ mịt. Làng mạc, đồng ruộng, hai bên như bị xóa nhòa. Phan hỏi Minh:

- Anh có biết làng cẩm Sa ở chỗ nào không?

Minh lắc đầu.

Mưa đi, tầm tã, mưa ơi

Cho đường phố của lòng tôi...

Không nghe rõ gì nữa. Mưa mỗi lúc một to.

Suối Hoa, tháng 6/1993

N.B

(SH số tháng 4 - 1994)

 

(1) Trong cuốn tiểu thuyết của Gioóc Amađô.

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng