Tạp chí Sông Hương -
Tuyển tập truyện ngắn Sông Hương 30 năm: THẾ CỜ ĐI HẬU
08:19 | 30/07/2018

TRƯƠNG VŨ THIÊN AN

"Con ơi! Bình phong mã thiên về đi hậu. Cả đời mình không lấn ai, cha chỉ thích con tập thế cờ đi hậu. Bình phong mã mượn sức người đánh người. Không đánh không trả, không bị công không trả đòn, không lại hại ai cả..."

Tuyển tập truyện ngắn Sông Hương 30 năm: THẾ CỜ ĐI HẬU
Nhà văn Trương Vũ Thiên An

Ngôi nhà của tôi không đẹp, không tiện lợi. Sương lạnh, cổ kính, nó giấu mình như một người mắc bệnh trầm uất. Khi thì lãng đãng phả ra từ mấy gốc tùng lãnh cảm. Khi thì dồn nén đến tuyết phủ vô ngôn tự chén trà của cha tôi.

Cha tôi là một người trầm uất. Tôi thương cha, đặc biệt là kính trọng sự uyên bác của cha. Cha ít nói. Ghét giãi bày. Cả trong lần chú tôi đùng đùng từ miền Nam ra dựng cha dậy trong đêm thách đánh với cha một ván cờ, không thắng được, sớm hoét đã la làng đòi cha nhường một nửa khoảnh vườn của ông tôi để lại, cha chỉ hơi cau mày nhìn chú, gật: - Được! Mặc cho mẹ ngồi rấm rứt,thỉnh thoảng liếc đôi mắt buồn như mảnh vườn nhà trầm uất mưa bay nhìn cha.

Từ bé, tôi đã ít khi dám vòi cha một điều gì. Các học trò cũ của cha tôi lâu lâu đến thắm cha, ngả mũ cầm tay, cũng chỉ nói thật khẽ. Quà của họ để lại, cha sai tôi đem cho mấy nhà bên cạnh, tặng chú. Cha chỉ giữ lại, nâng niu mấy cuốn sách cổ.

Mẹ đôi lúc nhân khí sắc cha tươi tỉnh, ẩy nhẹ tôi vào lòng cha, đùa như trách móc: - Con nhà tông... còn này rồi cũng lạnh tanh như cha nó!

Những lần ấy, những lần hiếm hoi nắng ấm của tuổi thơ tôi ấy, nhãn quan của cha rực lên rợp cả mắt tôi.

Lẽo đẽo, gót chân tôi tẩn mẩn tì mỳ nhẩm theo dấu chân cha trên khắp nửa mảnh vườn nhà còn lại. Tôi chắp tay sau lưng, đủng đỉnh, thoáng nhìn trời, thở dài não ruột như cha. Tôi muôi một ám ảnh trời buồn. Nghiêm trang, ki'nhc ẩn đến đau xé, tôi tần ngần trước mấy cội tùng, cắn răng lạnh lùng giải mã bao ánh mắt cha còn quấn quýt lại. Bởi cha đã sống, đã yêu những phút giờ lặng thinh bão nổi với chúng. Tôi đâm mê chúng. Những đam mê không bằng cớ, không biện luận. Ập về như một chớm lạnh sững sờ, sớm ra, xóm làng đã đầy những áo bông, khăn quâ"n. Cây cỏ hoang trổ màu xanh đậm. Con đường làng cứng hơn. 

Rồi cũng thản nhiên. Tôi là c'ai bóng của cha. Cái bóng thản nhiên trầm uất của cha. Tôi là đứa con muộn mằn của gia đình. Tôi ra đời khi chị Hương của tôi đã mười lăm tuổi. Ấn tượng của tôi về chị là những ngoằn ngoèo chớp bể của một ký ức xa mù. Chị ham học. Tôi bước vào thời thơ ấu thì chị đã đi học xa, rồi đi làm và lập gia đình ở xa. Cha chỉ im lặng. Nhưng mẹ có lần vừa lau nước mắt vừa bảo là tôi còn có một người anh. Người anh của tôi chỉ kịp ở cuộc đời này mấy ngày tuổI. Có lẽ tôi ra đời trong một phút nguôi ngoai và thiếu thốn tình cảm của cha mẹ về một người đã mất.

Phòng của cha là cả một thế giới lạ lùng, lạnh lẽo cả tuổi thơ tôi, tôi chưa một lần đếm nổi cha có bao nhiêu cuốn sách. Một lần, không hỏi mẹ, đem chiếc áo lạnh còn mới của tôi cho con một bác b'an cháo trong xóm trở về, bắt gặp tôi đang lang thang lơ láo trong phòng, cha bế bồng tôi lên nói nhỏ vào tai tôi một câu làm tôi càng sợ cha - Con chưa vào đây được!

Cha nghiêm lạnh. Với học trò. Với bản thân. Với những người có cương vị. Người trong vùng còn kể lại lần cha lên Ủy ban huyện xin được cùng một số bạn bè mở lớp học đêm miễn phí cho con em các bà con nghèo và bị từ chối. Cha kiên nhẫn thuyết phục. Vị đại diện huyện đập bàn: Tôi biết trong Ủy ban này có nhiều người là học trò cũ của ông. Nhưng riêng tôi chưa có vinh dự là học trò của ông. Ông nhớ cho!... Cha tôi chỉ cúi chào: - Tôi không biết ở đây có ai là học trò của tôi không. Nhưng tôi biết ở vùng này có những người thây của tôi. Ông không phải là học trò của tôi. Ít ra, điều đó cũng làm tôi đỡ cắn rứt!

Cha say cờ. Những lần không có bạn cờ, cha đánh với sách, cha đánh một mình. Ngồi thẳng người, lúc lắc, trầm tư, rạng rỡ. Mẹ đùa: - Đánh 1 mình thì đánh làm gì cho mệt! Muốn bên nào ăn chẳng được!... Cha nhìn tôi đang nấp nom, nói với mẹ: - Không phải. Đánh cờ một mình khó gấp hai lần đánh hai ngưỜi vì phải phân thân, phân thân một cách tuyệt đối, thành tâm. Vừa biết trước tất cả mà vừa không chuẩn bị gì cả... Mẹ gặng: - Vậy thì cuối cùng ai thắng?... Cha thản nhiên: - Thường thì cũng có người thă"ng!... Cha nổi tiếng đệ nhất kỳ thủ vùng tôi. Phòng cha có một bàn cờ tuyệt đẹp có khắc sẵn phần khai cuộc của thế trận bình phong mã đối đương đầu pháo. Bên dưới là một bài thơ thất ngôn viết thảo bằng mực tàu bóng lộn:

Vườn xuân kỳ ngộ tứ hải giai

Cờ tiên rượu thánh giữa trời mây

Kìa ai giở cuộc đương đầu pháo

Để mã bình phong trấn ải dài 

Bên dưới là một lời đề tặng: Quân Tử Kỳ

Mỗi ngày, cha dạy tôi về chữ nghĩa, về kỳ lý. Mẹ rấu rầu: - Ai con g'ai lại tập dánh cờ!.... Cha nhìn tôi: - Con thi'ch không?... - Dạ thi'ch!

Cha quý cờ. Hình như cha không chỉ giảng cho tôi về cờ:

- Lòng con phải rỗng, dd.ep tạp niệm, diệt háo thắng thì mới đạt đến cái vi diệu của cờ tướng!

Nhập môn cờ, lòng tôi lung linh những mã nhật, tượng điền, xa liền, pháo cách. Ngựa hí, voi gầm, xe chạy, pháo bắn đì đùng huyên náo cả tuổI thơ tôi. Cha dạy tôi từ khai cuộc này đến khai cuộc khác. Có lần tôi thắc mắc:

- Sao cha không bày con phần khai cuộc như trong bàn cờ cha được khắc tặng?

Cha đổI sắc, lo âu, ngạc nhiên nhìn tôi như ngắm nghía. Chiều đó, bước chân cha khi thì phiêu hốt, khi thì trầm trọng. Cha loay hoay lang thang mãi trong vườn. Cơm nước xong, mặc mẹ ngạc nhiên, cho xoa đầu tôi: 

- Đúng mười hai giờ khuya đến phòng cha!

Đúng 12 giờ khuya của tuổi 12 tôi, tỉnh táo, nghiêm trang, tôi đến phòng cha. Cha ngồi như thiền giữa thềm gạch lạnh, chỉ cho tôi chỗ đối diện.

Cha ngồi đó gần gũI mà cao xa, thân quen mà lạ lùng, giản dị mà không với tới. Khi căn phòng nghẹn ấm hương trầm và bạch lạp, cha giảng:

- Con nay đã có căn bản về cờ. Con có thể tự nghiên cứu thêm về trung cuộc và tàn cuộc. Cả đời cờ của cha, chỉ có một thế trận cha cho là không học được, không dạy được, mà phải do tâm mà chọn, do duyên mà đến, đó là hte^' trận bình phong mã. Hai con mã lên giữa phủ kín như bức bình phong. Để đánh được thế trận này con phải tinh thông các thế trận khác. Phòng thủ bao giờ cũng khó...

Từng lời cha dội thẳng vào tâm hồn tôi vừa thông tuệ phức tạp lại vừa rõ ràng dễ hiểu: - Con ơi! Bình phong mã thiên về đi hậu. Cả đời mình không lấn ai, cha chỉ thích con tập thế cờ đi hậu. Bình phong mã mượn sức người đánh người. Không đánh không trả, không bị công không trả đòn, không lại hại ai cả. Con nhớ lấy nghe Quỳnh! Mình đi nghỉ đi!

Tôi giật mình. Tiếng rón rén thở dài của mẹ ngoài hiên. Hình như có cả nước mắt tôi trong dêm tuổi thơ 12 đầy xáo động. - Không được khóc! - Da... Tôi trợn mắt, nuốt một nỗi lo lắng ứ nghẹn mơ hồ. KHông bị ép thì không trả đòn, không đánh không trả, không lại hại ai cả.

Cha bỏ tôi và mẹ ra đi vào một cõI không tôi trong một ngày giáp tết. Trút xong tâm nguyện với mẹ, cha ôm mặt tôi, thì thầm: - Cha không được nhìn Quỳnh nở... Nở cho ai QUỳnh ơi! Mẹ khóc héo cả mă"t. Tôi cắn răng, cắn răng nuốt từng cục buồn. Không được khóc. Lui cui, tôi hái mỗi thứ mỗi hoa, mỗi khóm tùng một nhánh lạnh nghiêm mang đến mộ cha. Nhạt nhẽO, xì xèo ngọn bạch lạp trắng giữa bụi phùn ngày tết, tôi tâm sự với cha... Cha, cha còn nợ con bài thơ trên bàn cờ. Con không biết cha đã gặp ai, đánh cờ với ai trong buổi kỳ ngộ đó. Nhưng con biết cha đã đi hậu. Dứt khoát cha của con đã đi hậu! Cả đời cha không bức hiếp ai, cũng không chịu để ai làm nhục. Cha đã dạy con làm người kỳ đạo. Cha là một Quân Tử Kỳ. Con không khó đậu Con không khóc đâu.

Con Quỳnh kiêu hãnh trong tôi tách ra, tò mò nhìn con b'e 12 tuổi áo tang lạnh trắng côi cút thảm thê đang tạc thỏm giữa tấm phông xuân bẽ bàng một hình nhân đi hậu.

Con trai của tôi bây giờ đánh cờ với máy vi tính nhiều hơn là đánh với tôi. Nó có mặt ở đoàn cờ tưỚng trẻ của thành phố. Một lần, tôi hỏI:

-Con nghiên cứu sâu về các thế cờ thủ không?

Nó nhìn tôi lạ lùng:

- Con chỉ tập trung vào những thế trận tấn công. Tiên hạ thủ vi cường. Phòng thủ là xưa rồi!

Tôi nuốt nước bọt. Không biết tôi có nên kể cho nó nghe câu chuyện về một QUân Tử Kỳ suốt đời đi hậu không. Tôi bần thần:

- Có bao giờ con thấy có sự liên quan giữa cờ và người, giữa cờ và đời không?

- Mẹ đa cảm quá! - nó cười tự tin - Phải phân biệt giữa trò chơi và cuộc đời mẹ ạ! Nhập nhằng là thua cuộc mà lại làm khổ mình!

Lạnh lùng, tự hỏi: Tôi khóc cho ai đây? Nó? Tôi? Người cha QUân Tử Kỳ của tôi?

Hít hà hương bạch lạp, thơm ngát mùi trầm, nghẹn thở, run run, tôi thử đẩy một quân cờ đi tiên. Giữa lúc mùa xuân đang lạo xạo rũ bớt sương giá, gió lạnh bước lên thềm hiên...

T.V.T.A

(SH số tháng 3 - 1997)

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng