Kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2019); ở Thừa Thiên Huế có một địa điểm đặc biệt quan trọng - đó là đồi A Bia. Nơi đây từng diễn ra trận đánh được giới nghiên cứu Mỹ cho là ác liệt nhất, khủng khiếp nhất, kinh hoàng nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, đồng thời là một trong những trận đánh quyết định trong chiến tranh Việt Nam. Nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng A Bia, bài viết “Trận đánh góp phần tạo bước ngoặt trong chiến tranh Việt Nam” đã đưa ra một số tư liệu quý cũng như việc xác định đúng vị trí của trận đánh. Đồi A Bia từ lâu đã làm nguồn cảm hứng cho tác phẩm thơ ca, truyện ngắn, tiểu thuyết, cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều tác giả uy tín trong và ngoài nước.
Phần văn xuôi, truyện ngắn “Chiếc giày khiêu vũ” với văn phong phóng khoáng cùng nhịp thở hiện đại, hiện lên một không gian của nhạc và ánh sáng chốn phồn hoa đô hội. Nhưng giấc mơ về miền tĩnh lặng đã kéo họ về với những cơn mưa trên thảo nguyên bất tận thoảng mùi hoa oải hương. Đó cũng là chuyến ngược về cõi hồn mênh mông và “chạm đến nỗi cô đơn tột cùng của tháng năm ở lại”. Truyện ngắn “Người tạc tượng” dựng lại chân dung vị tướng phò vua giúp đời thịnh trị, một Thái sư có công lớn trong “cải cách triều chính, định chế các quan văn võ, phân cấp các chùa chiền theo nhiều hạng bậc, quy định mới về ruộng đất thu tô công bằng hơn cho người lĩnh canh; đòi nhà Tống phải trả lại cho Đại Việt sáu huyện ba động…”. Nhưng mặt khác ông bị cho là mưu hại vua. Truyện diễn tả cơn đau đến ngất lịm của bức tượng con rồng cắn vào thân như nỗi oan không biết tỏ thấu cùng trời xanh cũng chính là cơn đau của người tạc tượng, tạc một nỗi oan đầy kiêu hãnh, đầy bi mẫn, đầy oan linh, đầy khí phách, như tiếng thở dài trong lành ở một góc khuất giữa đêm dài...
Mục nghiên cứu, bài viết “Sự kiện Hát đối đáp và chủ nghĩa dân tộc: một quan sát tri thức Việt Nam đầu thế kỷ XX”. Từ trong giai điệu uyển chuyển của loại hình nghệ thuật bình dân song đã bộc lộ sự tinh tế của vần điệu, lời ca, và điều đó thể hiện tư duy mỹ cảm của người xưa. Tuy nhiên những mảng văn hóa đang dần bị xói mòn, sự nứt rạn của nền tảng đạo đức đã kéo theo nhiều hệ lụy. Bài viết như “một thái độ kêu gọi sự quay về, gìn giữ và phát huy các căn rễ cổ truyền dân tộc làm xới lên định dạng mới của dân tộc mà vì gắn với gốc gác văn hóa bình dân ngàn đời”. Bài phê bình của tác giả Nguyễn Văn Hùng về tập chuyên luận mới “Thơ Việt Nam hiện đại thi luận và chân dung” của PGS.TS. Hồ Thế Hà, là “hành trình khám phá bản thể thơ ca, giải mã chân dung thi sĩ”, “đã có đóng góp không nhỏ vào việc tạo dựng lý thuyết thơ, xác lập tiến trình thơ, định vị phong trào thơ, giải mã hiện tượng thơ và khám phá chân dung thơ”. “Diêm Liên Khoa: Từ quan niệm đến sự thực hành chủ nghĩa thần thực” - bài viết phân tích sự tìm tòi và theo đuổi “Chủ nghĩa thần thực” trong quá trình sáng tác của Diêm Liên Khoa thể hiện qua các tác phẩm của ông (đã dịch và chưa dịch ra tiếng Việt), giúp bạn đọc hiểu thêm về quan niệm nghệ thuật của một nhà văn “xem nhẹ ngoại giới mà nhấn mạnh vào phần “tinh thần” nội tại thuộc về tâm hồn, linh hồn”, song hành với ý niệm triết học hiện đại xoáy sâu vào bản thể căn tánh con người với những huyền thoại uyên nguyên.
Dưới đây là Mục lục:
* Kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - (27/7/2019)
- 50 năm chiến thắng A Bia: TRẬN ĐÁNH GÓP PHẦN TẠO BƯỚC NGOẶT TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM - Phạm Hữu Thu
Thơ:
- VŨ TRỌNG THÁI
+ Trong nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên
- LÊ VIẾT XUÂN
+ Lặng im Xa Mát
- ĐẶNG PHƯƠNG LAN
+ Ký ức đồng đội
NHẠC:
- Như là cổ tích - Nhạc và lời: Thu Hường
- Hoa sóng ngàn năm - Nhạc: Trần Khánh Nam; Lời (ý thơ): Đỗ Tiến Thụy (Bìa 4)
VĂN
- Chiếc dày khiêu vũ - NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO
- Người tạc tượng - TRẦN THÚC HÀ
THƠ:
- NGUYỄN THIỆN ĐỨC
+ Dấu chân hình trái tim
- QUỲNH NGA
+ Đánh thức mùa hạ tôi về
+ Cánh diều mẹ
- TRƯƠNG CÔNG TƯỞNG
+ Gội đầu
+ Cho K
- TRẦN THỊ HUÊ
+ Ngày mới không tên
+ Đứa trẻ biết khổ là gì khi mới sinh ra
+ Bản nhạc không lời
- NGUYÊN HÀO
+ Giấc mơ bay
+ Mê lộ chữ
- CHU LÊ
+ U u thời gian
- PHẠM NGUYÊN TƯỜNG
+ Người ở với em
+ Em khùng cười
- BÙI VIỆT PHƯƠNG
+ Nhớ Trịnh
+ Tự thức
- TRƯƠNG ĐÌNH PHƯỢNG
+ Ngày im trong cỏ biếc
+ Rừng lạ
- NGUYỄN VĂN SONG
+ Về tìm chiếc nón
+ Ngõ xưa
- LÊ CẨM LYNH
+ Người thơ cùng làng
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI
- Về nhà - PETE HAMILL - Võ Hoàng Minh dịch
NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN
- SỰ KIỆN HÁT ĐỐI ĐÁP VÀ CHỦ NGHĨA DÂN TỘC: MỘT QUAN SÁT TRI THỨC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX - Nguyễn Mạnh Tiến
- DIÊM LIÊN KHOA: TỪ QUAN NIỆM ĐẾN SỰ THỰC HÀNH CHỦ NGHĨA THẦN THỰC - Nguyễn Thị Thúy Hạnh
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM:
- HỒ THẾ HÀ VÀ HÀNH TRÌNH KHÁM PHÁ BẢN THỂ THƠ CA, GIẢI MÃ CHÂN DUNG THI SĨ - Nguyễn Văn Hùng
- ĐI TÌM HÌNH TƯỢNG KÍ HIỆU TRONG PHÊ BÌNH KÍ HIỆU HỌC VĂN HỌC - Đoàn Ánh Dương
HUẾ - DÒNG CHẢY VĂN HÓA
- MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BIA ĐÌNH LÀNG THỪA THIÊN HUẾ - Nguyễn Lãm Thắng
* Bìa 1: Tác phẩm “Thiếu nữ ngày xuân” (57cm x 106cm; màu nước, mực trên giấy dó, 2016) của họa sĩ Bùi Tiến Tuấn
* Bìa 2 & Bìa 3: - HÌNH TƯỢNG ĐỘNG VẬT TRONG HỘI HỌA - Vũ Linh
- Minh họa: Họa sĩ Nguyễn Duy Linh, họa sĩ Phan Thanh Bình, họa sĩ Tô Trần Bích Thúy
- Vi nhét: Họa sĩ Tô Trần Bích Thúy
- Thư đi tin lại - Người Sông Hương
Ban Biên Tập