Ông còn là một nhà triết học lừng lẫy, nhà giáo dục tâm huyết, nhà nghiên cứu văn học Ấn Độ cổ đại và ngôn ngữ Bengali.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ I, ông đi khắp nơi trên thế giới để cổ vũ cho phong trào đấu tranh giành độc lập của các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Ông đã đến Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp, Ba Tư và cả Việt Nam.
Năm 1913, với tập thơ Dâng, ông trở thành người châu Á đầu tiên lãnh giải Nobel về văn học.
Năm 1924, tin Rabindranath Tagore sẽ đến Việt đã làm tốn hao không biết bao nhiêu sách vở, bút mực. Hầu như các báo, nhất là làng báo Sài Gòn, nơi Tagore dự định dừng chân ba ngày trên đường du thuyết khắp thế giới để cổ vũ cho hòa bình, đã dành nhiều trang bài, đăng ảnh, giới thiệu về thân thế, sự nghiệp văn chương của nhà thi sĩ vào loại bậc nhất của Á Đông này. Ai ai cũng háo hức chờ đón vị khách quý đến từ Ấn Độ. Nhưng người mong đợi Tagore đến Sài Gòn nhiều nhất vẫn là tầng lớp trí thức yêu nước.
Thi sĩ Đông Hồ cho rằng trí thức Việt
khoảng mấy năm đó “say mê với các nhà cách mạng ra mặt chống đối với vũ lực đế quốc. Họ thấy Tagore cũng như Gandhi thuộc về hạng người chí sĩ hy sinh ái quốc dám lên tiếng, dám hành động chống xâm lăng, chống đế quốc thực dân để đòi hỏi độc lập cho nước nhà. Họ không được công khai đón tiếp Phan Sào
, Nguyễn Thượng Hiền thì họ đón Tagore cho hả lòng hả dạ”…
Chuẩn bị công phu như vậy, nhưng cuối cùng Tagore… đã không đến Sài Gòn. Từ Trung Quốc, ông đáp tàu về thẳng Ấn Độ để lại sự ngỡ ngàng trong lòng những người ngưỡng mộ tài năng và tính cách của ông. Nhưng năm năm sau, Tagore đã ghé lại Việt trên đường từ Nhật Bản đi Angers. Không thấy các báo thời đó nói rõ Tagore đã lưu lại Sài Gòn trong thời gian bao lâu, bốn hay năm hôm, nhưng khi tàu thủy vừa cập cảng ngày 21-6-1929 thì ngay trong ngày, báo Tribune Indochinoise đã tổ chức một cuộc mít tinh trọng thể để chào mừng Tagore.
Ký giả Lê Trung Nghĩa, phóng viên của báo, đồng thời là một họa sĩ có tài, đã đến phỏng vấn Tagore và vẽ chân dung của ông bằng chì than trên giấy trắng khổ 50 x 65 cm. Bức ảnh tranh Tagore râu tóc bạc phơ, áo đen, ngồi cầm bút, đặt tay lên bàn, có chữ ký Tagore ở một bên góc hiện nay vẫn được gia đình nữ sĩ Ái Lan lưu giữ.
Sáng chủ nhật 23-6, Tagore ghé thăm báo Phụ nữ Tân văn và Nha Thương cuộc. Những người làm báo Phụ nữ Tân văn có đưa cho Tagore xem số báo viết về Tagore có đăng hình ông thì mới phát hiện ra: thì ra những bức ảnh đã đăng trong các báo xưa này còn kém xa cái nét tươi ở gương mặt, cái tinh thần ở đôi mắt, dường như có hào quang sáng rực ở con người có “tiên phong đạo cốt” ấy.
Bà Nguyễn Đức Nhuận trong bài viết “Thi sĩ Tagore ghé viếng tòa soạn báo Phụ nữ Tân Văn” cũng phải cải chính: “Trước tôi vẫn tưởng ông Ấn Độ này cũng da đen như ông Gandhi và phần nhiều người xứ ấy, bây giờ mới biết là mình lầm. Ông cao lớn người, tuổi gần 70 mà quắc thước lắm. Nước da trắng mịn và ửng đỏ; mũi cao, trán rộng. Rõ ràng là trán của một nhà tư tưởng, bàn tay giống như bàn tay của các bà khuê các, ngón tròn mà trắng.
Ông thuộc về một dòng vọng tộc, sanh trưởng ở một chốn phong lưu; hàng ngày chỉ có một việc ngâm thơ, vịnh phú, bởi thế mới có mấy cái đặc sắc ấy. Viết tới đây, tôi còn nhớ lời ông Gandhi trong một cuộc bút chiến với ông - bút chiến mà đằm thắm lắm - có tật hô rằng “Ông Tagore, ông cũng phải đi dệt vải như chúng tôi!”. Dệt vải thì chắc là nhà thi sĩ không được sành, chớ dệt nên những câu cẩm tú thì khéo lắm, khéo cho đến nỗi ông là người Á Đông lần thứ nhất được phần thưởng Nobel”.
Đến Sài Gòn, Tagore bắt mắt ngay với bộ cánh Việt Nam, mặc dầu bề ngoài ông cũng chẳng khác gì “một bậc lão thành đạo mạo An nam” trên đội cái mũ nhung đen, dưới mặc cái áo trắng dài và rộng, kính kẹp mũi, râu trắng dài.
Người Sài Gòn ngạc nhiên và thích thú trước cái ý tưởng ngộ nghĩnh của ông: muốn đi dạo phố trong bộ cánh Việt
. Điều đó không có gì khó khăn. Ông được dẫn đến một nhà may nổi tiếng, thế là chỉ trong vòng một ngày nguyện vọng của ông được thỏa mãn. Ngay buổi sáng hôm sau, trên đường phố tấp nập đông vui có một người Ấn Độ cao lớn, râu tóc bạc phơ diện bộ áo dài gấm bông bạc, khăn đóng nhiễu đen, quần lãnh trắng, giày Gia Định, ung dung đi bát phố Sài Gòn, hệt như một người Sài Gòn.
Theo TTO |