Tạp chí Sông Hương -
Thời hoàng kim sân khấu phía Bắc đâu còn
08:33 | 10/07/2009
Trong khi sự lấn át của công nghệ thông tin thời số hóa phục vụ người xem "tận răng" mọi lúc mọi nơi, với trình độ thưởng thức nghệ thuật của công chúng ngày càng cao, thì vẫn có những vở diễn hời hợt, thiếu hơi thở cuộc sống lên sàn, càng góp phần đẩy khán giả rời xa nhà hát.
Thời hoàng kim sân khấu phía Bắc đâu còn
Một tiết mục của Nhà hát Tuổi trẻ. Ảnh: T.H..

Có một thời, sân khấu Hà Nội từng "làm mưa làm gió", chinh phục cả khán giả phương Nam vốn có cách thưởng thức nghệ thuật khác với người xem phía Bắc. Hàng loạt vở diễn đã làm nên những tên tuổi trên kịch trường: "Nhân danh công lý" (Doãn Hoàng Giang - Võ Khắc Nghiêm), "Tôi và chúng ta" (Lưu Quang Vũ), bộ ba vở chèo "Bài ca giữ nước" (Tào Mạt), "Đêm trắng" (Lưu Quang Hà) v.v

Khán giả nô nức xếp hàng mua vé xem kịch. Nhiều vở đã diễn hàng trăm đêm vẫn được hào hứng đón chờ. Thế nhưng, không khí sôi động ấy nay chỉ còn là ký ức ở Hà Nội và trở thành hiện hữu ở TP HCM.

Đìu hiu sân khấu Hà thành

Hà Nội hiện có một tiềm năng sân khấu mạnh mẽ, khi quy tụ hơn 10 đơn vị nghệ thuật hàng đầu cả nước và một đội ngũ nghệ sĩ hùng hậu, có thương hiệu: NSND Lê Khanh, NSND Lan Hương, NSND Hoàng Dũng, NSƯT Minh Vượng, NSƯT Anh Tú, NSƯT Trung Hiếu, NSƯT Trần Nhượng v.v… Thế nhưng, chỉ duy nhất Nhà hát Tuổi trẻ là đỏ đèn hằng đêm, còn đa phần các nhà hát "dặt dẹo" về số đêm diễn tại Hà Nội, nên hầu hết phải lưu diễn các tỉnh xa.

"Dấu lặng buồn" này có nhiều lý do. Trước hết là sự thiếu hụt những kịch bản có chất lượng. NSND Doãn Hoàng Giang phải thốt lên: "Những năm qua, chúng ta đều chờ đợi các tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu, nhưng đã không có. Tác phẩm lớn là phải phát hiện được những vấn đề lớn, tư tưởng lớn của xã hội, song đây vẫn là hạn chế lớn nhất trong các vở diễn và kịch bản".

"Trong khi sự lấn át của công nghệ thông tin thời số hóa phục vụ người xem "tận răng" mọi lúc mọi nơi, với trình độ thưởng thức nghệ thuật của công chúng ngày càng cao, thì vẫn có những vở diễn hời hợt, thiếu hơi thở cuộc sống lên sàn, càng góp phần đẩy khán giả rời xa nhà hát".

Đội ngũ đạo diễn sân khấu trẻ thực tài vẫn chưa thấy lấp lánh tỏa sáng, nên các sân khấu vẫn chủ yếu là các đạo diễn có tên tuổi tung hoành: Doãn Hoàng Giang, Xuân Huyền và Lê Hùng v.v… Giàu kinh nghiệm, nhưng thế hệ nghệ sĩ này không còn được sức bật sáng tạo và sự phá cách dữ dội vốn là đặc quyền của tuổi trẻ.

NSND Hoàng Khiềm, Giám đốc Nhà hát Tuồng TW lại trăn trở về vấn đề diễn viên: "Lương của các nghệ sĩ gạo cội không hơn các diễn viên vừa mới vào nghề là bao, nên cơ chế bình quân đã không thúc đẩy diễn viên sáng tạo và tâm huyết với nghề, trong khi các nghệ sĩ đích thực vốn đã hiếm, việc tạo ngôi sao sân khấu càng khó khăn".

Bên cạnh đó, các yếu tố khách quan cũng ảnh hưởng đến sự trì trệ của sân khấu phía Bắc. Cả trăm năm qua, Hà Nội chưa có thêm nhà hát nào và hệ thống rạp ngày càng cũ kỹ, lạc hậu.

Tại Liên hoan Sân khấu quốc tế thử nghiệm ở Hà Nội, các nghệ sĩ nước ngoài ngạc nhiên khi thấy diễn viên Việt Nam luôn "khư khư" micro và họ đã cười ồ khi biết kỹ thuật sân khấu của nước chủ nhà rất lạc hậu với thiết kế không giữ âm, buộc diễn viên phải dùng micro khán giả mới nghe được lời thoại.

Trong khi sân khấu xã hội hóa đã tạo nên sức sống ở phía Nam, thì đến 7/2009, Hà Nội vừa mới có duy nhất rạp hồ Thiền Quang của Nhà hát Tuổi trẻ theo mô hình này.

Bừng sắc phương

Không được sở hữu nhiều lợi thế như sân khấu Hà Nội, song sự năng động và sáng tạo chính là thế mạnh của các nghệ sĩ sân khấu TP HCM trong hành trình đi tìm khán giả. Phương thức xã hội hóa đã giúp các nhà hát IDECAF, 5B Võ Văn Tần, Phú Nhuận tạo nên đời sống sân khấu nhộn nhịp và ổn định cuộc sống nghệ sĩ.

"Lão tướng" sân khấu Trần Minh Ngọc nhận xét: "Các sân khấu xã hội hóa ở TP HCM có tính chuyên nghiệp cao, tổ chức chặt chẽ, tạo được thương hiệu lôi cuốn người xem".

Có cơ chế đãi ngộ phù hợp, các sân khấu này đã thu hút được kịch bản hay, đạo diễn tài và diễn viên giỏi, tạo dựng được các ngôi sao kịch nghệ để thu hút khán giả: Thúy Nga, Hồng Vân, Thành Lộc, Hoài Linh, Cát Phượng, Đức Hải, Thanh Thúy v.v...

Cũng dễ hiểu khi "Cánh đồng bất tận" công diễn, nhà hát 5B Võ Văn Tần nhiều lần phải thông báo hết vé. Cuối tháng 5, vở "Bạch Tuyết lạc bảy chú lùn" của sân khấu IDECAF mới diễn, nhưng từ tháng 4 đã có hơn 10.000 vé được bán ra. Không phải nơi nào cũng được như IDECAF với 10 suất diễn/tuần mà vào mùa cao điểm, khán giả vẫn phải đặt vé trước.

Các nhà hát phía đặc biệt coi trọng việc tiếp thị và tìm tòi cách thức giới thiệu hấp dẫn để kéo người xem đến rạp. Trong khi đó ở Hà Nội, duy nhất Nhà hát Tuổi trẻ chịu đầu tư cho lĩnh vực này.

                                                                                              Theo CAND Online

Các bài mới
Các bài đã đăng