Các nhà nghiên cứu đã cho thấy lần đầu tiên các tế bào gốc thần kinh có thể khôi phục được phần trí nhớ bị phá hủy bởi chứng bệnh Alzheimer, tạo ra hy vọng cho phương pháp điều trị căn bệnh này.
Các nhà khoa học Mỹ tại Trường Đại học California đã cho thấy lần đầu tiên các tế bào gốc được tiêm vào não có thể khôi phục trí nhớ của chuột, tái tạo lại các tế bào thần kinh và trí nhớ. "Về cơ bản, các tế bào tạo ra chất nuôi dưỡng cho não", giáo sư Frank LaFerla, Giám đốc Viện Những vấn đề về trí nhớ và rối loạn thần kinh của Đại học California nói. Họ đã kiểm tra não chuột sau khi tiêm và thấy rằng 6% tế bào gốc đã biến thành tế bào thần kinh, trong đó đa phần trở thành các loại tế bào não khác có tác dụng hỗ trợ sự phát triển. Các tế bào gốc được tìm thấy đã tiết ra một loại protein có tên gọi là yếu tố dinh dưỡng thần kinh đã trưởng thành từ não (BDNF) có tác dụng tạo nên mô hiện có nhằm phát triển các dây viêm thần kinh – chính là mối liên hệ giữa các dây thần kinh. Chủ nhiệm sự án Mathew Blurton-Jones cho biết: "Các tế bào gốc thần kinh đã giúp não hình thành kỳ tiếp hợp mới và nuôi dưỡng các dây thần kinh khỏe mạnh. Điều này khiến chúng tôi hy vọng rằng tế bào gốc hoặc một sản phẩm từ tế bào gốc như bệnh BDNF, sẽ là một phương pháo điều trị hiệu quả đối với chứng bệnh Alzheimer". |