Tạp chí Sông Hương -
Đón đọc Tạp chí Sông Hương số 400, tháng 6 - 2022
08:42 | 08/06/2022

Quý bạn đọc thân mến.

Từ số 397 (3/2022), Tạp chí Sông Hương được cấp giấy phép mới, thực hiện Thông tư 41/2020/TT-BTTTT ngày 24/12/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông phải thêm chữ “Tạp chí” ở phía trước măng sét. Từ tháng 6 này, chào mừng số 400, Tạp chí Sông Hương thay đổi hình thức trình bày song vẫn giữ nguyên logo và măng sét truyền thống của Tạp chí những ngày đầu thành lập.

Đón đọc Tạp chí Sông Hương số 400, tháng 6 - 2022

Tạp chí Sông Hương được Thường vụ Tỉnh ủy Bình Trị Thiên quyết định cho thành lập vào tháng 4 năm 1983 và bổ nhiệm nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm làm Tổng Biên tập, nhà văn Nguyễn Khắc Phê làm Phó Tổng biên tập; tháng 6 năm 1983 ra số báo đầu tiên. Vào tháng 6 năm sau, Tạp chí Sông Hương tròn 40 năm. Đây là mốc son để các thế hệ tiền nhiệm, các cộng tác viên và độc giả của Sông Hương ôn lại nhiều kỷ niệm đẹp.

Trong nhiều năm qua Tạp chí Sông Hương luôn nhận được sự quan tâm của Tỉnh; gần đây là trong Thông báo số 110/TB-UBND ngày 30/3/2022 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Thông báo Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tại buổi làm việc của với Tạp chí Sông Hương về tình hình hoạt động năm 2022. Ban Biên tập sẽ tận tâm cố gắng hết mình để phụng sự bạn đọc, chuyển tải những giá trị nhân văn của văn học nghệ thuật. Mong muốn sau gần 40 năm phát triển, Sông Hương vẫn giữ trọn tấm lòng với bạn đọc, là địa chỉ tin cậy để văn nghệ sĩ gửi gắm tác phẩm tâm huyết.

Số tạp chí này do họa sỹ Nguyễn Thiện Đức thiết kế biểu tượng các chuyên mục và trình bày theo hình thức mới. Ấn phẩm số 400, là năm thứ 39 Tạp chí Sông Hương ra số báo đầu tiên. Nhân dịp này Sông Hương giới thiệu bài viết: “Sông Hương ngày bão”. Bài viết chân thực mang lại nhiều cảm xúc về chặng đầu làm báo của Ban Biên tập. Câu chuyện được kể về một cuối thu năm 1985, cơn bão số 7 và số 8 tràn vào Bình Trị Thiên, Tạp chí Sông Hương nhanh chóng cho ra tờ phụ trương đầu tiên để phản ánh kịp thời về cơn bão mà cả nước đang lo lắng; thành công ngoài mong đợi về lượng phát hành và bạn đọc nồng nhiệt đón đọc.

Số tạp chí 400 trên tay bạn đọc cũng là sự gặp gỡ của những tác giả thân quen trên văn đàn ở nhiều vùng miền. Nhiều sắc thái của cảm xúc thấm thía ân tình trong thơ và lấp lánh gam màu triết lý nhân sinh bình dị, hài hòa giữa lòng người và tạo vật. Câu chuyện tình trong truyện ngắn “Duyên thắm” như mở ra từ một gút thắt của lịch sử. “Những buổi chiều màu cam” ám ảnh và lửng lơ như một áng mây chiều. Một tình bạn chắc thật mà mong manh bởi xô đẩy của nghiệp thức đâu đó trong siêu hình bụi bám. Một mối tình nhưng nhức mà chưa thấy đâu là vết thương đích thực. “Đêm ở cánh đồng gai”, truyện dịch về câu chuyện được kể trên đảo là sự truy đuổi ý niệm huyền mị và thách thức thực tại đến tận cùng. 200 năm trường thi Thừa Thiên” - dòng tư liệu mới về tiến trình lịch sử của nơi ngày xưa thí sinh thi thố tài năng, thực hiện hoài bão làm quan giúp nước. Ở mỗi chuyên mục của số báo Sông Hương đều mong muốn mang đến bạn đọc sự hấp dẫn.

Trân trọng cảm ơn quý bạn đọc.

Ban Biên Tập

Dưới đây là mục lục:

VĂN

- Sông Hương ngày bão - VÕ MẠNH LẬP

- Duyên thắm - LÊ KIM SƠN

- Những buổi chiều màu cam - ĐINH PHƯƠNG

- Bơi đêm - HƯƠNG VĂN

 

THƠ

- LỮ MAI

+ Đùa với hàng hoa nhỏ

+ Nhà mẹ

- VĨNH NGUYÊN

+ Hình như

- HUỲNH THỊ QUỲNH NGA

+ Mùi chiêm bao

+ Que thời gian

+ Những tia sáng phục sinh

- ĐÀO DUY ANH

+ Viết từ vô thức

-  DUYÊN AN

+ Ký ức của vườn

+ Khoảng trống

- ĐOÀN MẠNH PHƯƠNG

+ Chạm

+ Giữa

- TRẦN QUỐC TOÀN

+ Biên sử của làng

+ Giữa làng quê

- NGÔ THANH VÂN

+ Về đi…

+ Cảm ơn mình tỉnh cơn say

- ĐÔNG HÀ

+ Miền yêu thương

- NGUYEN SU TU

+ Quy Nhơn

-  NGUYỄN HỒNG VÂN

+ Tình ca phố

+ Khoảng lặng

- KHÉT

+ Ngồi cùng ma núi

- TỊNH BÌNH

+ Ban mai trắng

+ Hát khúc đồng xanh

 

NHẠC

- Bé ngoan hỏi mẹ - Nhạc: Quách Ngọc Hiếu - Thơ: Lê Huyền

- Chiếc que diêm ngộ nghĩnh - Nhạc và lời: Trương Pháp

 

* Bút ký dự thi

- Phiêu bạt giữa xứ kinh kỳ - TRẦN BĂNG KHUÊ

 

CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI

- Đêm ở cánh đồng gai - OKAMOTO KIDO - ICHIRO NGUYỄN dịch và giới thiệu

 

TÁC GIẢ - TÁC PHẨM  

- Có một miền quê như thế trong văn thơ Văn Công Hùng - ĐÀO TUẤN ẢNH

 

HUẾ - DÒNG CHẢY VĂN HÓA

- 200 năm trường thi Thừa Thiên - THƠM QUANG

 

VẤN ĐỀ & DƯ LUẬN

- Bàn thêm về thuật ngữ Đan Dương - VÕ VINH QUANG

 

Bìa 1: Tác phẩm SƯƠNG PHƠI CHIỀU TƯỢNG ĐÁ (Acrylic, 100cm x 100cm, 2020) của họa sỹ Đặng Mậu Tựu

Bìa 2: Tác phẩm KÝ ỨC THÁNG NĂM (Acrylic, 120cm x 120cm, 2021) & tác phẩm TRĂNG QUÊ (Acrylic, 120cm x 120cm, 2018) của họa sỹ Đặng Mậu Tựu

Bìa 2: Tác phẩm BẠCH MÃ & tác phẩm ĐẾN TRƯỜNG của NSNA Hồ Ngọc Sơn

* Thiết kế, trình bày bìa 1 và biểu tượng các chuyên mục: Họa sỹ Nguyễn Thiện Đức

- Minh họa: Họa sỹ Phan Thanh Bình, họa sỹ Nguyễn Thiện Đức, họa sỹ Đặng Mậu Tựu, Họa sỹ Nhím

- Ảnh tư liệu của nhà báo Dương Phước Thu

- Vi nhét: Họa sỹ Đặng Mậu Tựu, Họa sỹ Tô Trần Bích Thúy

 

 

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng