Tạp chí Sông Hương -
Giải phóng quân Huế 1945
09:14 | 28/06/2022

TÔ NHUẬN VỸ

Nhận tập sách do anh Lê Đình Bân tặng, một kết quả từ tấm lòng, công sức, tài chính.. của anh và bạn bè đồng chí "thế hệ khởi nghĩa” của anh, tôi hết sức cảm kích nhưng không biết đến bao giờ mới... đọc xong nó.

Giải phóng quân Huế 1945

Bởi một lẽ giản dị: sách vở, báo chí bây giờ đủ loại, mua có bạn bè tặng có, luôn đầy ứ trong cặp, trên bàn làm việc và giá sách. Phải đọc nhiều thứ trong một ngày, nên có cuốn sách quý mà phải đọc hàng tháng trời. Nhưng đọc cuốn này, tôi không dứt đoạn được, mà đọc liền một mạch. Không phải vì sự hấp dẫn của văn chương chữ nghĩa, càng không phải vì sự lạ và giật gân. Sự việc, con người của một thời khắc khác, mà sao liên hồi khiến tôi nhớ lại không khí náo nức, sục sôi của thế hệ thanh niên chúng tôi lúc giặc Mỹ ào ạt kéo vào tàn phá đất nước Việt Nam: tất cả xếp bút nghiên xuống đường tranh đấu, xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, hàng ngàn thanh niên viết thư máu xin trở về quê hương miền Nam chiến đấu... Chính tấm lòng yêu nước nồng nàn, khát vọng độc lập tự do cho Tổ quốc nhân dân khiến các anh chị đi tìm đồng tâm đồng chí, đi tìm Việt Minh và đã gặp nhau, gặp tổ chức Đảng, dần thành một khối, mỗi lúc một đông đảo và lớn mạnh. Thật xúc động khi đọc đến đoạn các anh Ngô Điền, Tôn Thất Hoàng, Nguyễn Thế Lương (Cao Pha), Nguyễn Thế Lâm... đạp xe từ Hà Nội về Huế đưa thêm không khí sục sôi cách mạng của thủ đô về hợp sức, tiếp sức với Huế. Chính với tấm lòng và khát vọng đó mà khi giặc Pháp trở lại đánh chiếm Nam Bộ, những "Nữ nhi khuê các" như các chị Ngọc Toản, Lệ Dư, Lệ Tùng, Ngọc Trai... Ch với hai bộ áo quần, một cái túi vi nguyên là cái vỏ đựng mặt nạ cũ, với cái th tùy thân, trong người không có một đồng xu nhỏ, chúng tôi nhảy tàu vào đến ga Qung Ngãi đi tìm phân đội ca anh Long, trong đoàn quân Nam tiến của Huế (trang 62). Chính có tấm lòng khát khao độc lập tự do đó mà những thanh niên trí thức giảng viên và học viên Trường Thanh niên tiền tuyến do ngụy quyền thân Nhật lập ra với ý đồ đào tạo đội ngũ sĩ quan nòng cốt cho chế độ đã nhanh chóng đứng về phía cách mạng, toàn trường được "Việt Minh hóa", đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban cách mạng Thừa Thiên Huế. "Trong khi triều đình có một lực lượng lớn quân đội (gồm Bảo an binh, lính kh xanh kh vàng) và một lực lượng khá lớn quân đội Nhật (4500 tên) nhưng cuộc khi nghĩa vẫn diễn ra đúng kế hoạch, rất nhanh gọn không hề đổ máu... Cùng với khí thế cách mạng của ta, điều làm cho họ suy sụp hoàn toàn là khi nhìn thấy dẫn đầu các mũi đi cướp chính quyền lại chính là những "con cưng", "sĩ quan" tương lai của chính phủ!" (trang 187)

Chính đội ngũ giảng viên và học viên này đã đóng một vai trò nòng cốt và đặc biệt quan trọng trong việc thành lập 25 trung đội Giải Phóng Quân đầu tiên ở Huế, trong các sự kiện bắt tốp biệt kích Pháp nhảy dù xuống Hiền Sỹ, tổ chức các đơn vị Nam tiến ủng hộ Nam Bộ kháng chiến, lấy súng đạn từ kho của Nhật, giải phóng nhà lao, bảo vệ cuộc mít tinh khổng lồ của quần chúng ngày 23 - 8, đưa cố vấn Vĩnh Thụy ra Hà Nội, thành lập đơn vị công binh và "Ban công binh Thừa thiên Huế là cơ quan ch đạo công binh đầu tiên của quân đội ta" (trang 113)... Đặc biệt trong chiến đấu chi viện cho các bạn Lào, anh Lê Thiệu Huy đã hy sinh thân mình để bảo vệ Hoàng thân XuFanuvong ở mặt trận Thà Khẹt ngày 21-3-46, anh Huy hy sinh "Không những gia quyến mất một người con yêu dấu mà nước Việt Nam và nhân dân Lào mất 1 chiến sĩ đầy tinh thần hy sinh vì công lý" (Trích thư của Hoàng thân XuFanuvông gửi cụ Lê Thước, thân sinh liệt sĩ Lê Thiệu Huy - trang 191). Riêng sự kiện hạ cờ quẻ li, treo cờ đỏ sao vàng, do hai đồng chí Thế Lương (Cao Pha) và Đặng Văn Việt tiến hành, tôi muốn trích ra đây để nhiều người cùng biết. Lá cờ đỏ sao vàng lịch sử ấy, "to rộng bằng cả hai gian nhà, rải ra trông như một tấm thảm lớn"... "Bảo vệ kỳ đài là một tiểu đội lính dõng làm thêm nhiệm vụ đốt pháo lệnh... Cứ đến 6 giờ, 12 giờ, 18 giờ mỗi lần ba phát, làm chấn động cả bầu trời yên tĩnh của cố đô... Anh Thế Lương tôi (Đặng Văn Việt) nai nịt gọn gàng, trong trang phục chỉnh tề: Calô hai sng đội đầu, bêrê caki kiểu k mã vàng óng, đôi ghệt cao cổ của chàng ngự lâm quân. Tất cả binh hỏa lực để xung trận: là "hai đứa tui" là khẩu barillet to bằng bàn tay 6 viên đạn út. Cuộn tròn lá cờ, gác lên 2 chiếc xe đạp, chúng tôi đẩy, thẳng tiến hướng kỳ đài. Tôi lên gặp chhuy, truyền lệnh: "Hạ cờ cũ, treo cờ mới!”. Có lẽ uy thế của Việt Minh quá mạnh, nên không gặp một phn ứng nhỏ nào. Vì đằng sau chúng tôi là hàng ngàn vạn nhân dân Thừa Thiên Huế bừng bừng khí thế như một ngọn sóng thần đang chuẩn bị sẵn sàng xông lên lật đổ chế độ quân chủ, lập nên nền cộng hòa Việt Nam. Theo lệnh tôi: 5 lính pháo đùng buộc cờ vào giây, qua ròng rọc, đưa cờ đỏ sao vàng từ từ lên cao và cờ nhà vua từ từ hạ xuống. Anh Cao Pha và 5 lính pháo đùng, xếp hàng ngang, theo lễ nghi quân sự "đưa tay, chào". Hình thức thật đơn sơ, thời gian ngn gọn. Tôi còn nhớ hôm ấy, giờ Mùi (khoảng 14 giờ) ngày 14 tháng 7 t Dậu (tức 21 - 8 - 1945) trước 2 hôm giành chính quyền ở Huế (23 - 8 - 1945). Mấy phút sau, một máy bay hai thân cánh bạc, quốc kỳ USA, lượn 3 vòng quanh cột cờ, nghiêng cánh như vẫy chào, rồi biến mất phía chân trời.

... Trong buổi lễ Bảo Đại thoái vị long trọng ngày 30 - 8 - 1945, có mục nghi thức mới: hạ cờ quẻ li lần thứ hai và treo cờ đỏ sao vàng chính thức lên cột cờ của cố đô Huế. Viên lãnh binh khố vàng đến cạnh tôi, biết anh Cao Pha tôi đã treo cờ hôm trước, ông ta nói: "Hôm hạ cờ nhà vua, cả đại đội khố vàng chúng tôi nằm rạp, dọc thành cổng Ngọ Môn. Hơn 100 tay súng chĩa về các anh, xin ý kiến Hoàng đế. Ngài bảo: "Chớ! Chớ! Việt Minh đấy! Chúng mi nổ súng thì tao chết trước đấy!" May quá, lính ch nằm im cho đến khi các anh đi khuất. Hôm ấy mà bóp cò, thì nay tôi toi mạng rồi, thiệt phúc lớn nhà tôi!" (trang 37 - 40).

Cảm ơn Nhà xuất bản Lao Động, cảm ơn 22 tác giả của tập sách đã đưa đến cho người đọc những trang hồi ức tâm huyết, chân thực, nhiều ý nghĩa trong dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng.

T.N.V
(TCSH70/12-1994)

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng