Trong 2 ngày (30/9 và 1/10/2009), Việt đã có thêm 2 di sản phi vật thể được UNESCO công nhận: Quan họ là di sản phi vật thể đại diện, và Ca trù là di sản phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Tin vui liên tiếp về với những người yêu và quan tâm đến vốn di sản đang có nguy cơ mai một mỗi ngày của Việt .
VietNamNet đã có cuộc phỏng vấn "nóng" với ông Phạm Sanh Châu, Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam ngay khi ông xuống sân bay, trở về từ kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Ông Châu chỉ "quá cảnh" ở Việt vài giờ, rồi sẽ lên đường đi tiếp đến
Paris
dự kỳ họp của Đại hội đồng UNESCO.
Cái khó của danh hiệu "khẩn cấp"
Hỏi về những chuyện hậu trường của kỳ họp, ông Sanh Châu rất hào hứng chia sẻ:
Một hồ sơ di sản phi vật thể đại diện được công nhận phải trải qua ba vòng. Ở vòng 1, ban thư ký sẽ xem xét hồ sơ có đạt yêu cầu về thủ tục, về thời gian không. Vòng 2 là đánh giá của hội đồng chuyên môn gồm 6 quốc gia, lần này do làm chủ tịch. Mỗi quốc gia phải huy động cả một bộ máy rất đồ sộ để có thể đọc hết 111 hồ sơ ứng cử di sản đại diện. Những hồ sơ có được ít nhất 5/6 phiếu ủng hộ của hội đồng chuyên môn mới được mang ra xét ở kỳ họp, sau đó nếu đạt được đồng thuận của cả 6 "thành viên", mới được Ủy ban Liên chính phủ xem xét bỏ phiếu.
Trong 76 di sản phi vật thể đại diện được công nhận lần này, chỉ có 15 hồ sơ được đủ 6 phiếu ủng hộ ngay từ đầu, trong đó có dệt vải Baltic của Indonesia, phiên tòa luật tục ở Tây Ban Nha nơi các cụ già làng xét xử việc phân chia nguồn nước giữa các cộng đồng...
Ở vòng 3, trên nguyên tắc nếu một hồ sơ được 2/3 thành viên của Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO 2003 (gồm 24 quốc gia) đồng ý thông qua thì sẽ được công nhận là di sản, nhưng với di sản phi vật thể thì thường nếu đã được thì sẽ được toàn bộ thông qua hết, chứ không "khắt khe" và "cạnh tranh" như với danh hiệu di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.
Quy trình xét duyệt hồ sơ ứng cử di sản phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp còn "khắt khe" hơn khi hồ sơ sẽ được sự phản biện của một chuyên gia độc lập và một tổ chức phi chính phủ?
- Cái khó của việc xét duyệt hồ sơ ứng cử "khẩn cấp" nằm ở chỗ, tên của chuyên gia độc lập và tổ chức phi chính phủ hoàn toàn được "bí mật" đến tận kỳ họp, nên các quốc gia không có cơ hội để "lobby". Đánh giá hồ sơ ca trù là Hội đồng Âm nhạc Quốc tế (đại diện đọc báo cáo tại kỳ họp là bà Gisa Janichen) và ông Barley Norton, chuyên gia độc lập người Anh. Họ đều đã từng đến Việt và nghiên cứu ca trù trong nhiều năm. Họ đưa ra những khuyến nghị rất sắc sảo, như việc đòi hỏi chúng ta phải có biện pháp bảo vệ chặt chẽ, cộng đồng cần chủ động tham gia hơn...
Tại kỳ họp, với mỗi hồ sơ di sản cần bảo vệ khẩn cấp, chuyên gia độc lập và đại diện tổ chức phi chính phủ sẽ lên đọc bảng nhận xét, rồi thông qua từng nghị quyết hồ sơ một. Quy trình vì thế phải kéo dài về mặt thời gian, nhiều khi họ lại "phản biện" về mặt câu chữ, rồi yêu cầu phải gia cố thêm chứ chưa công nhận trong kỳ họp này.
Di sản của Việt nằm cuối danh sách "ứng cử" (vần V) có bất lợi gì không, thưa ông?
- Đây là kỳ họp đầu tiên xét hồ sơ theo công ước mới, nên nhiều quốc gia trong Ủy ban Liên chính phủ "ráo riết" yêu cầu điều chỉnh quy chế. Chính Ban Thư ký cũng đã đề xuất phải hạn chế mỗi quốc gia chỉ được công nhận tối đa 3 di sản trong mỗi kỳ họp, tránh tình trạng "lạm phát" di sản. Lần này Trung Quốc được công nhận tới 25 di sản (22 di sản đại diện và 3 di sản cần bảo vệ khẩn cấp), Nhật Bản cũng có tới 13 di sản đại diện, Croatia 7 di sản đại diện... Đã có ý kiến yêu cầu "xiết" ngay từ kỳ họp này, nhưng các nước đã "lỡ" nộp nhiều hồ sơ ứng cử phản đối.
Một vấn đề nữa cũng được Ủy ban đặt ra là quá nhiều di sản đề cử danh sách đại diện (111 hồ sơ), nhưng lại ít di sản đề cử danh sách cần bảo vệ khẩn cấp (15 hồ sơ).
Với vai trò là thành viên của Ủy ban, Việt Nam đã phải vận động để thành lập ủy ban thảo luận quy chế làm việc song song, rồi sẽ thảo luận tiếp vào kỳ họp của đại hội đồng vào 6/2010, tránh "sa đà" vào thảo luận quy chế đến không còn đủ thời gian xem xét các hồ sơ (thời gian của kỳ họp đã "cố định" trong 5 ngày). Việt nằm cuối danh sách, nếu không "tỉnh táo" thúc đẩy tiến độ thời gian, có thể sẽ không kịp xem xét hồ sơ trong kỳ họp này.
Các tỉnh cần chủ động tham gia cuộc chơi UNESCO...
Có thể thấy các quốc gia ứng cử nhiều hồ sơ đã biết "chớp cơ hội" khi công ước mới có hiệu lực, nên sẽ đạt lợi thế, "ghi danh" lớn trên bản đồ di sản phi vật thể thế giới. Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt có rút ra kinh nghiệm gì cho Việt trong những lần nộp hồ sơ ứng cử di sản sau này không?
- Nhiều quốc gia châu Phi đến kỳ họp này mà không có di sản ứng cử, họ xem đây như cơ hội để học hỏi, và họ cũng "tiếc" vì đã không biết để ứng cử di sản "nhiệt tình" hơn. Việt có 2 di sản ứng cử, nhưng mình cũng rút ra rất nhiều bài học cần vận dụng ngay.
Thứ nhất, "vốn" di sản phi vật thể có thể ứng cử rất phong phú, chứ không "bó hẹp" trong các thể loại âm nhạc. Nhiều nước ứng cử các nghệ thuật làm các trò chơi dân gian, nghệ thuật dệt vải. Kỳ họp sau chắc chắn sẽ "căng" hơn vì các nước đã có kinh nghiệm thì sẽ đề cử nhiều hồ sơ hơn.
Thứ hai, rất nhiều di sản có thể ứng cử liên quốc gia, như nhiều nước có nghệ thuật thư pháp. Lần này, và Urugoay cùng được công nhận với điệu tango nổi tiếng toàn thế giới. Rồi nhiều lễ hội của các dân tộc được công nhận di sản, Trung Quốc cũng đã được phong di sản với nghệ thuật dệt vải thổ cẩm...
Nên chăng, ta phải có cuộc "kiểm kê" toàn diện các di sản của Việt Nam để không bị động và "chậm chân" khi đăng ký di sản thế giới?
- Ta sẽ cần sự tham gia chủ động của các tỉnh, rất cần sự tham gia của các dân tộc thiểu số để đa dạng loại hình, đa dạng vùng miền. Sẽ có cuộc họp giữa Ủy ban Quốc gia, Cục Di sản và các chuyên gia hàng đầu để chọn những di sản cho lần ứng cử tới, phải "chớp thời cơ", chọn đăng ký những di sản nào có lợi ích kinh tế để bảo vệ bản quyền thương hiệu cho Việt Nam.
Ta cũng sẽ xin viện trợ từ UNESCO để thống kê, kiểm kê di sản, để làm hồ sơ cho những di sản cần bảo vệ khẩn cấp. Nếu được công nhận rồi cũng có thể xin viện trợ để bảo vệ di sản. Năm nay chỉ có 3 đơn xin viện trợ từ quỹ của UNESCO thôi, ta chưa biết để "đi trước", vì sau này sẽ có rất nhiều đơn xin viện trợ.
Đến những kỳ họp thế này cũng là cơ hội để hợp tác văn hóa, đưa các đoàn nghệ thuật sang biểu diễn, hay tổ chức Ngày văn hóa Việt ở các quốc gia đó để góp phần quảng bá văn hóa Việt. Chủ nhà của kỳ họp lần này, UAE (Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất) đã mời 4 đoàn sang biểu diễn tại phiên bế mạc kỳ họp, nếu mình biết có thể đề nghị để đưa quan họ hay ca trù sang.
Thành công lần này không chỉ dành riêng cho quan họ hay ca trù, mà quan trọng nhất là ta hiểu được luật chơi sắp tới, các tỉnh có thể tham gia vào cuộc chơi quốc tế này, vì mục tiêu chính là để các cộng đồng tự hào về di sản, giữ gìn bản sắc.
Xin cảm ơn ông.
Theo VietNamNet |