* Trăng nơi đáy giếng từng đem đi tham dự nhiều LHP như LHP Dubai, Busan, Bangkok... và từng được trình chiếu ở 11 trường đại học ở Mỹ, tại mỗi liên hoan phim cũng như khán giả ở các nước đón nhận bộ phim như thế nào? Có sự khác biệt lớn nào không giữa khán giả phương Đông và phương Tây?
- Nhân vật và vấn đề đặt ra trong phim tương đối khác thường nên gây nhiều ý kiến trái chiều trong các buổi trao đổi (Q&A) sau khi xem phim.
Đối với khán giả phương Tây, tôi thấy họ có vẻ ngạc nhiên với nhân vật và mối liên hệ vợ chồng Hạnh, Phương và thích thú với cách giải quyết vấn đề. Các khán giả phương Đông thì ngược lại, thấy gần gũi đồng cảm với nhân vật Hạnh hơn, nhưng lại bực bội vì cái kết phim lửng lơ.
* Sau mỗi lần tham dự các LHP, ông thấy điện ảnh Việt Nam cần làm gì để bắt kịp điện ảnh các nước như Hàn Quốc, Iran, Nhật Bản… và điện ảnh Việt Nam đứng đâu trong bản đồ điện ảnh châu Á?
- Đừng nói châu Á, chỉ riêng Đông Nam Á thôi, mặt bằng của điện ảnh mình hiện đang khá thấp so với Thái Lan, , … Ngay cả Campuchia, đạo diễn Rithy Panh đã đoạt giải ở
Cannes
và đang hoạt động khá tích cực. Họ có một lực lượng đạo diễn trẻ đầy tài năng.
* Tại sao ông cũng như nhà sản xuất chọn con đường đem phim đi tham dự các LHP quốc tế mà không chiếu thương mại tại Việt Nam để có cơ hội đại diện Việt Nam tranh giải Oscar phim nước ngoài hay nhất? Ông có nghĩ khán giả Việt thiệt thòi khi thưởng thức một bộ phim Việt sau cả khán giả nước ngoài?
- Để được mời tham dự một LHP quốc tế, phim phải vượt qua một cuộc tuyển chọn khá khó khăn, cạnh tranh với bao nhiêu phim các nước khác, do đó khi một phim Việt Nam có mặt tại một LHP nào đó thì khán giả cũng có thể chia sẻ niềm tự hào.
Về Oscar, tôi nghĩ cần phải thực tế và tỉnh táo hơn để khỏi mất thì giờ và tốn tiền. Trước khi nghĩ đến việc tranh giải Oscar, một bộ phim phải chứng tỏ giá trị của mình ở những liên hoan phim quốc tế khác nhỏ hơn. Nếu anh không thắng nổi một đội bóng khu vực thì hy vọng gì ở giải bóng đá thế giới.
* Một số bộ phim Việt Nam tham dự LHP quốc tế đã giành được một số giải cao, tuy nhiên với con mắt nhà nghề, ông thấy đâu là hạn chế thật sự của phim Việt Nam?
- Chúng ta thiếu hụt sự tinh tế trong xây dựng và phát triển câu chuyện. Những rung động, cảm xúc còn thô, vụng, giả. Chưa kể những ý đồ tư tưởng nhàn nhạt mang đầy tính tuyên truyền.
* LHP Bangkok đã kết thúc, hai bộ phim VN tham dự LHP (Trăng nơi đáy giếng và Chơi vơi) không giành được giải thưởng nào. Điều này có khiến ông băn khoăn?
- Tôi chưa xem bộ phim Philippines đoạt giải (bộ phim Independencia của Philippines đã giành Giải thưởng lớn ở hạng mục phim Đông Nam Á - hạng mục mà bộ phim Trăng nơi đáy giếng tranh giải - người viết), nhưng điện ảnh Philippines, Malaysia thực sự mạnh. Nó như là một lời thách đố khiến mình phải tìm tòi, nỗ lực sáng tạo mới hơn, độc đáo hơn.
* Được biết bộ phim Trăng nơi đáy giếng sắp ra rạp ở Việt Nam, và trong một phát biểu gần đây ông cũng không được tự tin lắm với lượng khán giả sẽ mua vé đến rạp?
- Tôi thật sự tự tin với việc phim mình sẽ ít có người xem. Tôi đã biết điều này từ trước khi thực hiện phim và đó là chọn lựa của tôi. Vì nếu không xác định rõ điều này, phim sẽ “nửa nạc nửa mỡ”, dẫn đến việc không ai thích cả. Những quỹ tài trợ sản xuất ủng hộ tôi làm phim loại này, để khỏi phải lo lắng về doanh thu.
Nếu có đông khán giả là một tín hiệu đáng mừng.
* Trong vòng 30 năm, ông làm chỉ 3 phim (Tuổi thơ dữ dội, Đất phương , Trăng nơi đáy giếng), ông có nghĩ như vậy là quá ít? Ông có kế hoạch cho bộ phim sắp tới của minh chưa?
- Thật sự quá ít, nhưng tôi không hề hối tiếc. Bây giờ phải tăng tốc lên. Tôi đang chuyển thể tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần lên phim.
Theo TTO |