Đây được xem là cuốn sách mang tính nhân văn sâu sắc, kết hợp bút pháp du ký tinh tế, nắm bắt được từng chuyển động nhỏ nhất của thiên nhiên và văn hóa, cộng với một văn bản văn học có cấu trúc chỉn chu và tính tư liệu nghiên cứu dân tộc học, suy tư triết học sâu sắc; một cuốn sách dễ đọc nhất trong những tác phẩm khoa học hàn lâm, đồ sộ của Claude Lévi-Strauss. Ông là một thành viên quan trọng của Viện Hàn lâm Pháp, cha đẻ của thuyết cấu trúc và là triết gia, nhà nhân chủng học quan trọng của thế kỷ XX.
Nhiệt đới buồn xuất bản năm 1955, là thành quả của quá trình nghiên cứu dân tộc học trong thời gian tác giả giảng dạy và nghiên cứu nhân học ở
. Tinh thần quan trọng nhất của cuốn sách này là hướng độc giả đến cái nhìn biết chấp nhận sự khác biệt về văn minh, văn hóa. Phía sau đó còn là một thông điệp mạnh mẽ chống lại sự thực dân hóa hay sự "phẳng" của thế giới mà chúng ta vẫn nói hôm nay. Tuy nhiên, thông điệp của ông không dừng lại ở tính thời sự mà là những cánh cửa triết học mời gọi người đọc bước vào, cùng suy tưởng để từ đó có nhận thức đúng trước những hành xử với thiên nhiên và với "người khác".
Nhiệt đới buồn (bản dịch: Ngô Bình Lâm, hiệu đính: Nguyên Ngọc) ra mắt ở Việt trong bối cảnh những câu hỏi về bản sắc, hội nhập, môi trường... đang là mối ưu tư mang tính thời đại. Có thể xem đây là một sự kiện đáng lưu tâm vào đúng thời điểm mà thế giới đang tiễn biệt Claude Lévi-Strauss, người đã từ giã thế giới này để bước sang một thế giới khác.
Claude Lévi-Strauss mang dòng máu Do Thái, sinh ra ở Brussels (Bỉ) và lớn lên tại Paris (Pháp). Ông nghiên cứu luật học và triết học tại ĐH Sorbonne, giảng dạy dân tộc học ở São Paulo (Brazil), dạy triết ở Montpellier, là tiến sĩ của ĐH Sorbonne, làm tùy viên văn hóa cho Đại sứ quán Pháp ở New York (Mỹ)... Năm 1996, cuốn Chủng tộc và lịch sử của Claude Lévi-Strauss (viết năm 1952 theo yêu cầu của UNESCO) đã được dịch sang tiếng Việt, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam ấn hành.
|
Theo TNO |