Stasi bắt đầu để mắt đến nhà văn đoạt giải Nobel từ năm 1961 - khi ông viết một bức thư ngỏ, phản đối dự định xây dựng bức tường Berlin của Cộng hòa dân chủ Đức.
"Grass rất nổi tiếng ở Đông Đức. Sách của ông bị cấm ở đây hàng chục năm trời nhưng công chúng vẫn biết ông. Grass cũng thường sang Đông Đức và khi vô tình gặp ông, người ta thường chỉ trỏ và nói: 'Grass đấy'", Kai Schlueter, tác giả cuốn sách Gunter Grass im Visier -- Die Stasi-Akte cho biết.
Nhưng cũng theo tiết lộ của Schlueter, mỗi khi tới Đông Đức, nhà văn bị lực lượng Stasi theo rất sát. Stasi đặc cho ông biệt danh là Bolzen. "Dù đi gặp gỡ đồng nghiệp, các nhà xuất bản, các đạo diễn sân khấu hay nhân viên chính quyền, Grass đều bị theo dõi. Tuy nhiên, ông không bao giờ biết điều này", Schlueter nói.
Theo eVan
|